Chỉ tiêu kỹ thuật
TT |
Chỉ tiêu
|
ĐVT |
Mức chất lượng |
Gà Sao bố mẹ |
I. |
Gia cầm hậu bị |
|
|
1. |
Thời gian nuôi hậu bị, trong khoảng |
tuần |
27 đến 28 |
2. |
Tỷ lệ nuôi sống, không thấp hơn |
% |
88 |
3. |
Khối lượng sống khi kết thúc hậu bị, trong khoảng |
kg |
1,7 đến 1,9 |
II. |
Gia cầm giống (mái sinh sản) |
|
|
1. |
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, trong khoảng |
tuần |
29 đến 31 |
2 |
Sản lượng trứng/mái/chu kỳ (13 tuần đẻ), không thấp hơn |
quả |
55 |
3 |
Khối lượng trứng giống, trong khoảng |
g/quả |
43 đến 48 |
4 |
Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống, không thấp hơn |
% |
90 |
5 |
Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp, không thấp hơn |
% |
82 |
6 |
Tỷ lệ chết, loại/tháng, không lớn hơn |
% |
2,5 |
7 |
Tiêu tốn thức ăn/10 trứng, không lớn hơn |
kg |
1,9 |
8 |
Số lượng gà con/mái/chu kỳ, không thấp hơn |
con |
42 |
Gà Sao thương phẩm |
1. |
Thời gian nuôi |
ngày |
90 |
2 |
Tỷ lệ nuôi sống, không thấp hơn |
% |
94 |
3 |
Khối lượng lúc xuất bán, trong khoảng |
kg |
1,4 đến 1,8 |
4. |
Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng, không lớn hơn |
kg |
2,8 |
Trọng lượng bình quân xuất bán 1,605kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,85kg/kg tăng trọng. Việc nuôi gà Sao thương phẩm đã khẳng định, nuôi gà lấy thịt cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn các giống gà Lương Phượng, lai ri, gà công nghiệp…, chất lượng thịt gà chắc nạc thơm ngon, khả năng miễn dịch tốt.
Phân biệt trống mái
Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi, phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành, con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao, căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng, còn con trống kêu 1 tiếng. Nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó, thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Ngoài ra, sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống, người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành.
Tập tính của gà Sao
Trong hoang dã, gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông thường, chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó. Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. Chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu.
Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như: Mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt, gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện, chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy cần hết sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra. Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy.