Kỹ thuật nuôi gia cầm
Tổng hợp tình hình dịch bệnh, thông tin chăn nuôi, chuồng trại dụng cụ và kiến thức trong phòng thí nghiệm cho gia cầm.

Chăn nuôi gà hiện nay đang được mở rộng ở nhiều khu vực, đồng thời thức ăn của gà cũng đã rất đa dạng, cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên chính vì điều đó cũng dẫn đến việc phân thải ra có mùi hôi hơn, khó kiểm soát hơn. Việc kiểm soát chất lượng và tình trạng của hỗn hợp phân gà ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vì thế quản lý tốt hỗn hợp phân gà là chìa khóa góp phần thành công trong quản lý chăn nuôi và rất cần thiết để cung cấp môi trường ổn định cho đàn gà thịt phát triển...

E.coli - vi khuẩn đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta và tưởng chừng như chúng ta có thể kiểm soát dòng vi khuẩn này khá dễ dàng bằng kháng sinh. Nhưng không, chúng vẫn thường trực trong cơ thể gà và sẵn sàng gây bệnh bất cứ lúc nào. Các biểu hiện bệnh biến đổi ở nhiều dạng khác nhau mà chúng ta lại thường ít nghi ngờ là E.coli. Trong bài viết này, traigiongthuha.com chia sẻ tới các bạn những hình ảnh chân thực nhất để các bạn có thêm những thông tin quan trọng giúp các bạn nhận biết được bệnh E.coli trên gà trong thực tế chăn nuôi.

Virus gây bệnh thiếu máu truyền nhiếm trên gà Chicken Anemia Virus (CAV) có thể gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi, mọi giống gà. Tuy nhiên các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu được tìm thấy ở gà nhỏ (<2 tuần tuổi). Sau đó tới gà 2 - 3 tuần tuổi. Các bệnh kế phát như Marek, IB cũng được tìm thấy ở giai đoạn 2 - 3 tuần tuổi do gà bị suy giảm miễn dịch, ở những độ tuổi khác bệnh tồn tại mãn tính gây suy giảm miễn dịch nhưng không rõ rệt không có các biểu hiện lâm sàng, ngoài ra gà ở độ tuổi này còn là vật chủ mang trùng và bài thải mầm bệnh ra môi trường.

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (coryza) là một bệnh hô hấp cấp tính của gà với biểu hiện đặc trưng bởi hiện tượng chảy nước mũi, khó thở, sưng phù đầu mặt . . . . Bệnh được tìm thấy trên toàn thế giới, với mức độ đặc biệt nghiêm trọng do bệnh xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi Avibacterium paragallinarum, một vi khuẩn Gr – là nguyên nhân gây ra căn bệnh này

Trong 3 bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khá đầy đủ về nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh, khả năng gây bệnh, lịch sử phát triển căn bệnh cũng như những thiệt hại rất lớn mà bệnh cúm gia cầm gây ra cho động vật cũng như con người...Ở bài viết cuối cùng trong loạt bài về bệnh cúm này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu các biện pháp tổng quát cũng như chi tiết nhằm kiểm soát tối đa mầm bệnh cúm gia cầm, từ đó giúp tránh được những thiệt hại đáng kể do bệnh gây ra.

Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm đang là một trong nhiều loại hình chăn nuôi phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng tại các địa phương. Tuy nhiên chăn nuôi gà đẻ giai đoạn này đòi hỏi người chăn nuôi cần có kinh nghiệm cũng như phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.

Trong hai bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “cấu tạo của virus cúm gia cầm” và “các chủng gây bệnh trên thế giới hiện nay” cũng như những thiệt hại mà chúng gây ra. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về các phương pháp nhận diện bệnh cúm gia cầm để từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp tiêu hủy, khống chế mầm bệnh lây lan cũng như giảm tối đa những thiệt hại không đáng có mà dịch bệnh nguy hiểm này mang lại.

Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm lấy trứng đang ngày một phát triển, các trang trại đã và đang áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và mang lại nhiều trị kinh tế. Việc tự chăn nuôi gà giống từ giai đoạn úm đã và đang trở thành xu hướng của các trang trại chăn nuôi do tiết kiệm chi phí, hạn chế việc đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào tại, quản lý được chất lượng con giống và quan trọng nhất là sức đề kháng của virus (vaccine).

Xuất hiện từ năm 412 trước công nguyên nhưng mãi đến năm 1680 mới bắt đầu bùng phát thành đại dịch và từ đó đến nay, cúm gia cầm luôn là mối lo ngại của toàn thế giới. Bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và gây ra hàng loạt thiệt hại không hề nhỏ trên động vật và cả con người bất chấp những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học trong thế kỷ qua