Gà mía Sơn Tây

Gà mía Sơn Tây
  • Gà mía sơn tây hậu bị
  • Gà mía sơn tây bố mẹ
  • Gà mía sơn tây chọn trống
  • Gà mía sơn tây giống

Gà mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây (nay thuộc xã Sơn tây - Hà Tây). Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn

Đặc điểm ngoại hình: Gà mía là giống gà duy nhất ít bị pha tạp so với các giống gà nội khác. Ngoại hình gà mía hơi thô: Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.
 
Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp- 2003). Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình quân con trống đạt 2,32 kg, con mái 1,9 kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg, con mái 2,4 kg (Theo tài liệu quỹ gen - 2001). Khi trưởng thành gà nặng 3 - 3,5 kg; gà trống đạt tới 5 kg (Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương - 1994). Theo hội chăn nuôi Việt Nam khối lượng gà mái trưởng thành 2,5 -3 kg; trống 3,5 - 4 kg.
 
Tuổi đẻ muộn 7-8 tháng, sản lượng trứng 50 - 55 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 55 g (Theo hội chăn nuôi Việt Nam - 2002). Tỷ lệ trứng có phôi 88%; tỷ lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần 98% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003). Gà Mía có sản lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở đạt 70 - 75% (Theo Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận - 2003).
 
Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện nay gà Mía được nuôi theo hướng thịt và ở một số vùng như Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Định, chủ yếu để lai với một số giống gà nội và nhập nội khác tạo gà lai nuôi thịt.
CHỈ TIÊU KỸ THUẬT
 TT

Chỉ tiêu

ĐVT Mức chất lượng
I. Gia cầm hậu bị    
1. Thời gian nuôi hậu bị, trong khoảng tuần 19 đến 20
2. Tỷ lệ nuôi, không thấp hơn % 90
3. Khối lượng sống khi kết thúc hậu bị:    
  + Đối với trống, trong khoảng kg 1,8 đến 2,0
  + Đối với mái, trong khoảng kg 1,2 đến 1,4
II. Gia cầm giống (mái sinh sản)    
1. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, trong khoảng tuần 20 đến 21
2 Sản lượng trứng/mái/năm, không thấp hơn quả 55
3 Khối lượng trứng giống, trong khoảng g/quả 40 đến 45
4 Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống, không thấp hơn % 90
5 Tỷ lệ ấp nở /trứng ấp, không thấp hơn % 75
6 Tỷ lệ chết, loại/tháng, không lớn hơn % 2,0
7 Tiêu tốn thức ăn/10 trứng, không lớn hơn kg 6,5
8 Số gà con giống/mái/năm, không thấp hơn con 20
 

 

Bài viết Gà mía Sơn Tây được 4 / 5 với 61596 bình chọn.
Tư vấn khách hàng