Sản xuất thức ăn tự chế cho lợn đạt hiệu quả cao

Sản xuất thức ăn tự chế cho lợn đạt hiệu quả cao

Để đạt đư­ợc mục đích chăn nuôi lợn phù hợp với thị hiếu của ngư­ời tiêu dùng hiện nay thì việc tạo ra nhiều giống mới, giống cải tiến… cho năng suất cao, tỷ lệ nạc nhiều đồng thời phải tạo nguồn thức ăn giàu dinh d­ưỡng, rẻ tiền và đ­ược cân bằng đầy đủ các thành phần dinh d­ưỡng phù hợp với mục đích sản xuất của từng loại lợn, các giai đoạn chăn nuôi lợn khác nhau, cũng như­ các h­ướng chăn nuôi khác nhau… là vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Những năm gần đây sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã và đang phát triển mạnh. Trong đó, nhiều cơ sở sản xuất thức ăn cho lợn như­: Cargill, CP, Con cò, đã khẳng định đ­ược chất l­ượng sản phẩm với ng­ười chăn nuôi, như­ng giá thành còn cao.

Trong chăn nuôi, yếu tố dinh d­ưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại của nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75 – 80% tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm thịt. Cho nên muốn tăng hiệu quả kinh tế thì phải làm như­ thế nào để chi phí đầu tư­ vào thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất l­ượng. Muốn vậy, ng­ười chăn nuôi phải có hiểu biết và vận dụng đ­ược kiến thức về dinh d­ưỡng cho lợn để từ đó có các biện pháp đầu t­ư vào thức ăn hữu hiệu nhất, đem lại lợi ích kinh tế nhất.
Xuất phát từ thực tế đó năm 2005 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá chất l­ượng của các loại thức ăn phổ biến trong chăn nuôi lợn hiện nay trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các giải pháp sản xuất thức ăn cho lợn đạt hiệu quả cao”.
Trên cơ sở tiêu chuẩn ăn cho từng loại lợn đã được Viện chăn nuôi quốc gia công bố; đề tài đã đi sâu nghiên cứu và so sánh đối chứng thực tế trong chăn nuôi lợn giữa việc sử dụng cám công nghiệp với cám tự phối trộn tại ba hộ gia đình ở Mê Linh, Vĩnh Yên, Bình Xuyên. So sánh tốc độ tăng trọng của lợn, khả năng chống chịu bệnh tật, mức độ tiêu tốn thức ăn, hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong chăn nuôi lợn nếu sử dụng thức ăn tận dụng không bảo đảm dinh dưỡng cho lợn tăng trưởng và phát triển; nếu sử dụng thức ăn công nghiệp giá thành rất cao, hiệu quả kinh tế thấp; sử dụng thức ăn tự chế biến vừa bảo đảm đủ dinh dưỡng cho lợn phát triển, vừa hạ giá thành sản phẩm; tỷ lệ nạc cao và tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có của các nông hộ. Từ đó nhóm nghiên cứu đề xuất đưa ra quy trình sản xuất và phối trộn thức ăn tự chế dùng trong chăn nuôi lợn như sau:
- Chuẩn bị các loại nguyên liệu để trộn thức ăn
+ Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm: những thức ăn nhiều tinh bột, đường như ngô, thóc, gạo, cám gạo, bột sắn, bột khoai,... khối lượng nhóm thức ăn này chiếm từ 70 – 80% khối lượng thức ăn hỗn hợp, yêu cầu đảm bảo không ẩm, mốc, thối (độ ẩm dưới 13%), thức ăn được sàng sạch không bụi bẩn, không lẫn tạp chất.
+ Nhóm thức ăn giàu protein: Thức ăn giàu protein rất quan trọng trong việc chăn nuôi lợn thịt, tỷ lệ nạc cao không thể thiếu được trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Nguyên liệu gồm đỗ tương, khô đỗ, khô lạc, cá, bột cá, bột xương. Khối lượng nhóm thức ăn này chiếm 20 – 30 % khối lượng thức ăn hỗn hợp. Yêu cầu chất lượng các loại thức ăn này là đỗ tương phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn, các loại khô đỗ, khô lạc còn thơm không mốc, không đổi màu, không đổi mùi. Các loại cá như bột cá đảm bảo còn thơm không lẫn tạp chất, không thối mốc, đóng hòn, tỷ lệ muối không quá 10%.
+ Nhóm thức ăn bổ sung: Tỷ lệ nhóm thức ăn này chiếm rất ít trong thức ăn hỗn hợp từ 1- 3%, song vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong việc chế biến hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh. Những thức ăn bổ sung này cung cấp khoáng, vitamin và axit amin không thay thế thường thiếu trong thức ăn (ligin). Yêu cầu chất lượng của các thức ăn này đảm bảo không ẩm mốc, đóng vón, chuyển màu, chuyển mùi, nên chọn mua của các hãng sản xuất có uy tín, còn hạn sử dụng không bục rách bao vỏ.
- Kỹ thuật chế biến phối trộn:
+ Nghiền nhỏ các loại nguyên liệu thức ăn: Để đảm bảo hỗn hợp được trộn đều các loại thức ăn nguyên liệu phải được nghiền nhỏ. Tuỳ từng qui mô chăn nuôi lớn hay nhỏ, các hộ đầu tư máy nghiền có công suất thích hợp, yêu cầu khi nghiền máy phải được vệ sinh sạch sẽ không lẫn các loại thức ăn khác. Sử dụng sàng có mắt sàng nhỏ 2 mm.
+ Cân khối lượng từng loại thức ăn nguyên liệu đã nghiền nhỏ: Căn cứ vào nhu cầu tiêu chuẩn từng loại lợn, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển để phối trộn khẩu phần thức ăn phù hợp nhất và căn cứ vào giá thành, giá trị dinh dưỡng từng loại thức ăn nguyên liệu để lựa chọn các nguyên liệu thức ăn hỗn hợp có giá thành rẻ nhất, tốt nhất. Nguyên tắc là thức ăn hỗn hợp càng nhiều loại thức ăn nguyên liệu càng tốt. Các công thức phối trộn khẩu phần thức ăn cho lợn theo từng loại, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn thịt như sau:
Công thức phối hợp khẩu phần cho lợn lai (ngoại x nội): Nuôi thịt theo 3 giai đoạn
STT
Loại thức ăn nguyên liệu (%)
Lợn từ
10 – 30 kg
Lợn từ
31 – 60 kg
Lợn từ
61 – 100 kg
1
Bỗng rượu
18
40
46
2
Cám gạo
42
42
40
3
Tấm
20
-
-
4
Bột cá
8
6
6
5
Khô đỗ tương
10
10
6
6
Bột xương
1
1
1
7
Premix – VTM
1
1
1
8
Tổng số
100
100
100
9
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)
3.104
3.010
2.918
10
Protein thô (%)
14,50
15,28
13.50


 

 

 

Bài viết Sản xuất thức ăn tự chế cho lợn đạt hiệu quả cao được 4.5 / 5 với 61368 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà