Cung cấp chim cút giống

Cung cấp chim cút giống
  • Chim cút giống
  • Chim cút 1 ngày tuổi

Chim cút là các loài chim nhỏ, mập mạp, sống trên đất liền. Chúng là các loài chim ăn hạt, nhưng cũng ăn cả sâu bọ và các con mồi nhỏ tương tự, làm tổ trên mặt đất.

1. Đặc điểm chim cút

  • Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á, chúng sống thích hợp ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên giống này được thuần hoá ở Nhật bản từ thế kỷ thứ XI (Coturnix coturnix japonica). Lúc đầu người ta thuần hoá chúng để nuôi như một loài chim cảnh và chim hót, mãi đến năm 1900, cút Nhật bản mới được nuôi để lấy thịt và trứng ăn, sau đó nhanh chóng lan sang nhiều nước trên thế giới. Chim cút có nhiều giống khác nhau, chuyên thịt hoặc chuyên trứng, có giống chuyên nuôi để phục vụ săn bắn, như giống cút Bốp - oai (Bobwhile), có giống nuôi để làm cảnh, nghe hót như giống cút Xinh - ging (Singing quail). Ớ châu Mỹ cũng có nhiều giống, nhưng nuôi để lấy thịt và trứng thì chủ yếu vẫn là chim cút Nhật bản.
  • Chim cút thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gầm 25 bộ, trong đó có Bộ gà (Galliformes) gồm những loài chim như gà, gà lôi, công, trĩ, chim cút... chúng có cánh ngắn, tròn nên bay kém, chân to, khoẻ, móng cùn. Mỏ ngắn, thích nghi với bới đất tìm thức ăn. Con trống sặc sỡ, nhất là vào mùa sinh sản. Chim non nở ra có lông che phủ và khoẻ.
  • Chim cút (chim cay) là một tên gọi chung cho một số chi chim có kích thước trung bình trong họ Trĩ (Phasianidae), hoặc trong họ Odontophoridae (chim cút châu Mỹ Tân thế giới) cùng bộ. Tài liệu này chỉ nói về các loài sinh sống trong khu vực Cựu thế giới (các châu lục ngoài châu Mỹ) thuộc họ Trĩ mà thôi. Các loài chim cút Tân thế giới (châu Mỹ) không có quan hệ họ hàng gần, nhưng chúng cũng được gọi là chim cút, do bề ngoài và các hành vi tập tính khá giống với các loài chim cút Cựu thế giới.
  • Các loài cun cút Cựu thế giới đôi khi cũng được gọi là chim cút, nhưng chúng thuộc về họ Turnicidae và chúng không phải là chim cút thật sự, cũng như chưa thấy ở đâu nuôi chúng với mục đích lấy thịt hay trứng ở quy mô thương mại như các loài chim cút.

2. Kỹ thuật nuôi chim cút con

  • Lồng úm chim cút con
  • Úm trên sàn lưới 5 x 5 mm hoặc úm trên sàn trấu.
  • Nên úm trên sàn lưới, ba ngày đầu tiên cần có lót giấy, có soi lỗ nhỏ (kim soi) để cút không bị kẹt chân.
  • Nhiệt độ úm (giảm dần)
1 – 3 ngày: 38oC – 35oC
4 – 7 ngày: 34oC – 32oC
8 – 14 ngày: 31oC – 28oC
Tuần thứ ba trở đi không cần sưởi cút trừ khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp hơn 24oC– 25oC.
  • Mật độ nuôi
Tuần thứ 1: 200 con/m2
Tuần thứ 2: 100 con/m2
Tuần thứ 3: 50 con/m2
Tuần thứ 4: 35 – 36 con/m2
  • Máng ăn
Dùng máng ăn 40 x 10 x 1,5 cm cho cút ăn trong 2 tuần đầu. Để tránh cút con vào bươi làm rơi, nên khi cho cám vào nên đặt lên trên 1 vỉ lưới có ô vuông 10 x 10mm. Số  lượng máng ăn cần thiết 1 máng/150 con tuần thứ 1 và 1 máng/80 con tuần thứ 2.
  • Máng uống
Máng uống tròn 250cc: 50con/ máng tuần đầu tiên.
Máng uống tròn 1.000cc: 50 con/ máng tuần thứ 2.
  • Dinh dưỡng cút con
Cách cho ăn: Cho cút ăn tự do.
Số lần cho ăn: 3 – 4 lần/ngày, lưu ý lần cho cám kế tiếp được thực hiện khi cám trong máng của lần trước đó đã hết
Chủng loại thức ăn: Cám Con Cò C32
Bài viết Cung cấp chim cút giống được 4 / 5 với 62208 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà