1. Một số đặc tính kĩ thuật gà ta lai nòi
-
FCR 2.7-2.8 kg thức ăn/1 kg tăng trọng
-
Cân nặng trung bình của mái: 1.8-1.9kg/con
-
Cân nặng trung bình trống đạt: 2.4-2.6 kg/con
-
Số lần cắt mỏ ít: 1 lần cắt vào ngày 13-15 và chỉ cần thêm một lần hơ mỏ vào giai đoạn 70 ngày tuổi (so với từ 3-4 lần cắt mỏ của những dòng gà lai nòi cùng loại trên thị trường).
2. Kỹ thuật lai giống giữa gà ta với gà nòi
Để lai tạo thành công giống gà ta lai nòi, yếu tố quan trọng đầu tiên chính là con giống bố mẹ phải đạt tiêu chuẩn cao. Bạn cần chọn gà mẹ là con gà ta lai có nguồn gốc từ các viện chăn nuôi uy tín để tránh được sự đồng huyết; tránh dịch bệnh và có chất lượng đảm bảo, tỷ lệ hao hụt thấp; đồng thời chọn con bố là giống gà nòi thuần chủng, nhanh nhạy đã được phòng bệnh và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường.
Ngoài yếu tố về giống thì môi trường chăn nuôi gà bố mẹ; chuồng trại cũng phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh lây lan dịch bệnh; đồng thời nguồn thức ăn phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để gà phát triển, tăng trưởng. Trong quá trình nuôi, bạn cần lựa chọn những quả trứng to; đều để khi đưa vào ấp sẽ đạt được tỷ lệ thành công cao. Mặt khác, trứng sống phải được thu nhặt thường xuyên; không được để chúng nằm lâu trong chuồng.
3. Lò ấp và lò nở
Lò ấp là yếu tố cũng rất quan trọng trong việc quyết định đến tỷ lệ trứng nở cao hay thấp. Bạn cần chọn loại lò ấp phù hợp với điều kiện nhiệt độ; ẩm độ của nơi sinh sống để phôi gà phát triển; quá trình ấp nở thuận tiện và tỷ lệ thành công cao. Đặc biệt, trong quá trình ấp, bạn cần kiểm tra; đảo lật trứng thường xuyên, duy trì mức nhiệt phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp.
Sau giai đoạn ấp thì bạn chuyển gà con sang lò nở. Cũng tương tự lò ấp, lò nở cần được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để tăng tỷ lệ sống của gà con. Các thiết bị bao gồm:
-
Hệ thống nhiệt (duy trì mức nhiệt không quá cao cũng không quá thấp)
-
Hệ thống lật (đảm bảo lật trứng khoảng 2 lần trong quá trình ấp)
-
Hệ thống tạo ẩm (duy trì mức ẩm 60 – 68%)
-
Hệ thống quạt gió (mức gió của lò nở cần cao hơn mức gió ở lò ấp)
4. Mô hình chăn nuôi gà ta lai gà nòi
Gà con sau khi đã cứng cáp thì trước khi đưa vào nuôi trong môi trường tự nhiên; bạn cần phải tiêm phòng vắc xin phòng bệnh để hạn chế tỷ lệ thất thoát. Môi trường nuôi có thể là chăn thả hoặc bán chăn thả. Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng như sau:
-
Mô hình nuôi chăn thả sẽ cho gà có chất lượng thịt ngon và chắc hơn vì vận động nhiều; đồng thời người nuôi cũng tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên.
-
Mô hình nuôi bán chăn thả giúp người nuôi kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn; an toàn hơn và việc phòng bệnh cho gà cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi, bạn cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại; đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, kín gió vào mùa đông vì đó là nơi để gà tránh nắng mưa và ngủ đêm. Trong hình thức nuôi chăn thả, nếu không chăm sóc kỹ; gà rất dễ mắc một số loại bệnh phổ biến như dịch tả, cầu trùng, hô hấp… Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc xin cho gà con ngay từ ngày tuổi đầu tiên.
5. Bí quyết thành công
Bí quyết để thành công với giống gà này cần phải nắm vững kỹ thuật, trong đó vệ sinh phòng dịch là yếu tố quyết định. Kế đến là thức ăn phải đảm bảo chất lượng, nước uống cũng phải sạch. Ðặc biệt, phải tiêm vaccine cho đàn gà đúng quy định. Thường xuyên kiểm tra đàn gà để có thể nhận biết được con nào có dấu hiệu bệnh, yếu để cách ly, “dưỡng” lại và tiến hành trị cả đàn để tránh lây lan. Các máng ăn và máng uống đều thường xuyên được phun thuốc khử trùng. Mỗi lần xuất chuồng phải làm vệ sinh thật kỹ, thay nền trấu mới nên chuồng trại giảm thiểu tối đa mùi hôi, thông thoáng. Tất cả chất lót nền cũ được vô bao bán cho các nhà vườn trồng cây ăn trái.