Hướng dẫn nuôi gà ta đẻ trứng cơ bản cho nhà nông

Hướng dẫn nuôi gà ta đẻ trứng cơ bản cho nhà nông

Gà ta là loại gà bản địa có từ thời xa xưa. Nông dân Việt nam ta nuôi gà ta đẻ trứng hoặc lấy thịt. Gà ta là gà bản địa nên thích nghi tốt với môi trường khí hậu Việt Nam. Cho chất lượng thịt và trứng rất tốt, giàu dinh dưỡng nên chất lượng gà ta được đánh giá rất cao.

Gà ta có nhiều giống khác  nhau như: Gà mía, gà ri, gà Hồ, gà nòi, gà Đông Tảo, gà Lạc Thủy, Gà H’Mông.v.
Trứng gà ta có giá trị dinh dưỡng cao và được người tiêu dùng đánh giá là thơm ngon và rất được ưa chuộng do tính tự nhiên của chất lượng và an toàn cho sức khỏe do được nuôi thả tự nhiên. Cũng do gà ta ít được nuôi bằng phương pháp công nghiệp nên gà ta đẻ trứng ít hơn gà nuôi chuyên lấy trứng.
 
1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà.
Gà ta thích hợp nuôi thả tự nhiên nên cách làm chuồng gà không cần cầu kì, chỉ cần đủ rộng và có cầu đậu để tối gà tự vào chuồng ngủ, đối với gà con cần nhốt con cùng mẹ vào lồng kín để tránh chuột bắt gà con. Có máng ăn và máng nước trong chuồng nếu không nuôi thả hoặc để cho ăn những ngày mưa gió.
 
2. Chọn gà giống để nuôi
Với những giống gà ở trên bạn có thể tự chọn cho mình giống gà phù hợp để nuôi theo những đặc điểm từng giống dưới đây:
- Gà ri: thường nuôi ở miền Bắc là phổ biến, thịt thơm ngon, đẻ khoảng 100 trứng 1 năm, khổi lượng trứng khoảng hơn 40g/quả gà nặng khoảng 2kg với gà trống và 1.6kg với gà mái
- Gà Đông Tảo nguồn gốc từ Khoái Châu - Hưng Yên, đẻ khoảng 60 trứng 1 năm, trứng to hơn gà ri khoảng 15g, gà trưởng thành cũng có khối lượng nặng hơn gà ri 1,5kg
- Các loại gà còn lại có năng suất tương tự như gà Đông Tảo.
Khi chọn gà để nuôi cần chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật, nếu nuôi lấy trứng nên chọn gà mái. Không cần gà trống gà mái vẫn đẻ trứng bình thường nhưng không nở được con do trứng không được thụ tinh.
 
3. Thức ăn gà ta:
Gà ta thường tự kiếm ăn được nếu nuôi thả trong tự nhiên, chúng có thể ăn thóc rơi vãi, rau cỏ, ngô. Hoặc cũng có thể ăn thức ăn khác do con người cung cấp, nếu muốn thịt gà ngon thì nuôi tự nhiên và cho ăn thức ăn tự nhiên thì thịt sẽ săn chắc và thơm ngon, trứng cũng thế nhưng gà lớn chậm.
 
4. Chuẩn bị ổ đẻ
Khi gà đủ lớn hoặc trong đàn gà có gà trống mà thấy gà trống đạp mái thì cần chuẩn bị ổ đẻ cho gà, thường ta thường lấy những vật dụng bỏ đi có lòng lõm xuống như thúng, hộp v.v. hoặc các bạn có thể tự đóng bằng gỗ kích thước dài rộng khoảng 50cm bên trong có rải rơm dạ , số lượng đủ mỗi con một ổ để gà không chen lấn làm vỡ trứng. Ổ đẻ nên để trong chuồng để gà tự lên đẻ.
Trong giai đoạn gà đẻ trứng cần cung cấp đủ dinh dưỡng và thức ăn để gà mẹ không bị ốm.
 
5. Thu hoạch trứng
Chú ý thu nhặt trứng thường xuyên nên để 1 quả mới đẻ lại làm mồi để lần sau gà lên đẻ tiếp nếu không chúng sẽ tìm chỗ khác để đẻ,  không để nhiều trứng trong ổ nếu không gà sẽ có hiện tượng ấp bóng khi lấy trứng ra. Khi đó gà không đẻ nữa mà sẽ ấp ổ cả khi không có trứng. Cần phải tách chuồng không cho ấp và tăng cường dinh dưỡng cho gà đẻ trở lại. Môi trường nóng quá dễ gây hỏng trứng. Trong quá trình nuôi gà đẻ trứng cần có quy trình phòng bênh cho gà  bằng các loại thuốc phòng cúm, tiêu chảy v.v.v để gà mạnh khỏe.
Bài viết Hướng dẫn nuôi gà ta đẻ trứng cơ bản cho nhà nông được 4.5 / 5 với 61722 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà