Ngỗng cỏ

Ngỗng cỏ

Ngỗng cỏ giống tốt có thân hình nhỏ. Đầu, cổ thanh, không có mào. Đầu nhỏ, cổ dài và mảnh. Ở ngỗng đực có mào sừng hình tròn nằm ở gốc mỏ trên, mỏ có màu da cam, mắt màu xanh xám đen, bụng thu gọn, chân cao vừa phải chắc chắn.

1. Đặc điểm ngỗng cỏ

  • Ngỗng Cỏ phân bố rộng rãi khắp cả nước , đựơc nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
  • Ngỗng Cỏ thân hình có cấu tạo vững chắc chắn , có dáng hình thoi phù hợp với việc đi nhanh và xa , tiết diện thân gần như tròn.
  • Ngỗng Cỏ có đầu nhỏ , cổ dài và mảnh.
  • Ở ngỗng đực có mào sừng hình tròn nằm ở gốc mỏ trên , mỏ có màu da cam , mắt màu xanh xám đen , bụng thu gọn , chân cao vừa phải chắc chắn.
  • Giống ngỗng Cỏ này có màu trắng ( rất hiếm ) , màu xám , màu xám đen.
  • Khi trưởng thành ngỗng đực nặng: 4.0-4.5kg/con , ngỗng cái nặng: 3.8-4.2kg/con.

2. Hướng dẫn nuôi ngỗng Cỏ:

  Chọn ngỗng con 1 ngày tuổi:

Ngỗng phải nở đúng ngày , khối lượng từ 85 - 100g/con.Bộ lông phải bông , màu vàng chanh , mắt sáng không hở rốn , dáng đi nhanh nhẹn vững vàng.

   Nhiệt độ nuôi ngỗng Cỏ:

Tuần 1: 32 – 35 o C.
Tuần 2: 27 - 29 o C.
Tuần 3: 25 - 27 o C.
Tuần 4: 23 - 25 o C.
  • Đảm bảo nhiệt độ gột ngỗng trong những ngày mới nở và trong giai đợn gột ngỗng là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con có sức đề kháng tốt.
  • Biện pháp sưởi ấm: Có thể dùng lò sưởi bằng bóng điện 100W.
  • Nếu sử dụng trấu hoặc than cần phải chú ý để khói thoát ra ngoài tránh ngỗng con bị ngạt bởi thiếu O 2 và ngộ độc khí CO 2 . Cách tốt nhất nhận biết ngỗng có đủ ấm hay không là quan sát đàn ngỗng , khi thiếu nhiệt ngỗng bị lạnh sẽ nằm đè lên nhau , tụm lại thành từng đống , cần tăng cường nguồn nhiệt và che chắn chuồng nuôi để giữ nhiệt , đồng thời tách những ngỗng yếu để chăm sóc riêng. Khi quá nóng ngỗng sẽ tránh xa nguồn nhiệt. Khi bị lạnh ngỗng con dạt về một phía , nằm cụm thành từng nhóm , cần che chuồng cho kín gió. Khi đủ nhiệt ngỗng con đi lại ăn uống bình thường.

  Chuẩn bị quay úm , máng ăn , máng uống.

  • Quây: Có tác dụng ngăn ngỗng không đi xa , đồng thời có tác dụng che ấm cho ngỗng con trong mùa đông.
  • Máng ăn: Sử dụng máng có kích thước 45cm*60cm*2cm dùng cho 25 - 30 ngỗng con.
  • Máng uống: Sử dụng máng nhựa cho ngỗng uống. Mỗi máng sử dụng cho 15 - 20 con.

  Chất độn chuồng:

Dùng các loại rơm , trấu , mùn cưa để lót chuồng ngỗng. Trước khi lót phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ , phơi khô sau đó mới đem vào sử dụng.

  Ánh sáng:

Cần đảm bảo 24/24 giờ ở những ngày đầu , sau đó là 18 - 20 giờ ở các tuần tiềp theo.

  Mật độ nuôi ngỗng:

     Mật độ cần đảm bảo:
  • 1 - 7 ngày tuổi: 10 - 15 con/m2.
  • 8 - 28 ngày tuổi: 6 - 8 con/m2.

  Thức ăn và cách nuôi dưỡng ngỗng.

  •  Thức ăn xanh: Rau, bèo , cỏ , củ , quả.
  •  Thức ăn hạt: Ngô, thóc , đậu tương , lạc củ.
  •  Thức ăn bổ sung khoáng.

3. Các bệnh thường gặp ở ngỗng Cỏ:

   Bệnh tụ huyết trùng:

         * Triệu chứng: bệnh diễn ra theo 2 thể:
  • Thể quá cấp: ngỗng đang bình thường lăn ra chết.
  • Thể cấp tính: ngỗng mệt mỏi ủ rũ. Lỗ mũi và mỏ có tiết rịch nhầy , thở khó , khò khè và nhanh. Lông xơ xác. Ngỗng ỉa nhiều , phân màu xám , vàng hoặc xanh , có thể có máu. Mào của ngỗng tím thẫm.
         * Phòng bệnh:                                                      
 Không nên nuôi chung ngỗng với các loại gia cầm khác như ngan , vịt. Đảm bảo vệ sinh chuông trại , các dụng cụ thiết bị chăn nuôi cần được đánh rửa sạch sẽ , thường xuyên.
          * Trị bệnh:
 Dùng Streptomicin hoặc Sunfamethazin liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

   Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng:

  • Triệu chứng: niêm mạc mắt đỏ ửng , mắt bị sung.
  • Phòng bệnh: Trước hết cần cách ly đàn ngỗng giống khỏi khu vực có các đàn vịt lớn hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh. Chuồng trại cần được sát trùng và để trống chuồn trước khi nuôi ngỗng ít nhất 15 ngày. Khu vực hay xảy ra dịch tả vịt thì cần phải tiêm phòng vac xin dịch tả vịt định kỳ.
  • Trị bệnh: Khi xảy ra bệnh thì việc điều trị là kém hiệu quả , do đó ta tiêm thẳng vac xin vào ổ dịch. Những con ngỗng mắc bệnh nặng sẽ chết ( 20 - 50% ) , số còn lại trong đàn có khả năng tạo kháng thể và tồn tại. Số lượng ngỗng chết này tuỳ thuộc và tính chất nặng hay nhẹ của ổ dịch. Khi tiêm thẳng vac xin vào ổ dịch cần ưu tiên hàng đầu việc sát trùng chuồng trại và xác ngỗng chết cần được xử lý cùng vôi bột hoặc formol. Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách bổ sung vitamin C , B vào thức ăn nước uống.

   Bệnh phó thương hàn:

    * Triệu chứng:
  • Thể cấp tính: ỉa chảy , có bọt khí , viêm thanh dịch , có mủ , viêm màng kết mạc làm cho đau mắt. Cánh rủ , lông xơ. Bệnh kéo dài từ 1 - 4 ngày , gây chết đến 70% đàn ngỗng.
  • Thể mãn tính thường thấy ở ngỗng trưởng thành: ỉa chảy , đôi khi có máu , lông khô xơ. Viêm lỗ huyệt , buồng trứng. trong thể mãn tính niêm mạc manh tràng thường bị phủ bởi lớp vàng dễ bóc. Túi mật sưng , đầy mật. trong lòng ruột non chứa dịch đục , đặc , màng niêm mạc thuỷ thũng , thường sung huyết , đôi khi bị phủ lớp màng như cám xám bẩn.
    * Phòng và trị bệnh:
  • Dùng Biomixin liều: 5 - 10mg/lần từ 2 - 3 lần/ngày , liên tục trong 5 - 6 ngày.
  • Có thể dùng các loại thuốc khác: Norflorxacin , TA.vimicin...( theo hướng dẫn của nhà sản xuất ).
  • Không dùng trứng của các ngỗng mẹ có bệnh để ấp.

   Bệnh cắn lông , rỉa lông:

* Bệnh thường xảy ra ở các đàn ngỗng đang ở lứa tuổi mọc lông cánh , ngoài ra có thể trong khẩu phần thiếu protein nghiêm trọng , hoặc trong thời gian ngắn cho ăn quá nhiều đạm động vật , sau đó lại thiếu , hoặc trong thức ăn thiếu khoáng ( lưu huỳnh , phốt pho , coban , mangan ).
Điều hết sức quan tâm đối với ngỗng con là thiếu rau xanh , chất xơ. Ngỗng con hầu cả ngày đều cần rỉa rau , nếu không có nó sẽ buồn miệng nhấm rỉa lông nhau. Rỉa đến khi chảy máu và màu đỏ của máu , lúc này lại tăng kích thích mổ cắn lông.
* Phòng bệnh: Cần kết hợp các yếu tố tổng hợp , nhất là nuôi dưỡng và chuồng trại. Điều dễ dàng , đơn giản , đơn giản nhất là nhanh chóng tập cho ngỗng ra sân và chăn thả ngay từ ngày tuổi thứ 7 trở đi. Phát hiện sớm các ngỗng con bị rỉa để cách ly chúng ra khỏi đàn.
* Trị bệnh: Cho ăn Sunfat canxi ( thạch cao ) vì trong chất này chứa 23% canxi và 18% lưu huỳnh.
  • Cho uống nước pha 1% muối liên tục trong vài ngày có thể dập tắt được bệnh.
  • Cho ăn bột lông và tăng cường rau xanh.
  • Bổ sung dầu cá hoặc vitamin A từ 5 - 10 ngày với liều 10.000 - 15.000 UI và cách nhau 15 - 20 ngày lặp lại 3 lần.
Bài viết Ngỗng cỏ được 4.5 / 5 với 61591 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà