Kỹ thuật nuôi ngan đẻ

Kỹ thuật nuôi ngan đẻ

1.  Thức ăn

-    Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến hiệu quả của chăn nuôi ngan. Chất lượng thức ăn có quan hệ trực tiếp đến việc đẻ trứng và chất lượng trứng ngan. Khác với các gia cầm như gà, vịt, trứng của chúng còn phục vụ mục đích thương phẩm, ở ngan toàn bộ số trứng đẻ ra đều được đưa ấp để nở ra ngan con. Giá trị kinh tế là số ngan con nở/mái.

Trong quá trình chăn nuôi cần chú ý đặc điểm của ngan là không thích thức ăn bột, bởi vậy thức ăn viên đường kính từ 3,5-4,0mm + thóc tẻ có chất lượng tốt được sử dụng trong suốt chu kỳ đẻ trứng.

-    Dinh dưỡng của thức ăn và nhu cầu cho ăn đối với ngan sinh sản cần đảm bảo: trong 1kg thức ăn có 2850 Kcal năng lượng trao đổi và protein thô 17,5-18,5%.

-    Định lượng thức ăn (g/con/ngày) được đảm bảo:

+ Đối với ngan mái: 160-170 g/con.

+ Đối với ngan trống: 190-200 g/con.

-    Nên sử dụng thức ăn 3VD (Vifoco) + thóc tẻ với tỉ lệ 40-45% hoặc 3VĐ + 50-60% thóc tẻ loại tốt.

(Thức ăn 3VD chứa: năng lượng trao đổi: 275 Kcal/kg thức ăn, protein 31,5%; xơ 0,4%; canxi 5,6% V ; photpho 1,2%).

-    Tại các cơ sở chăn nuôi có thể bổ sung nguồn thứ ăn của địa phương: Giun, don dắt, cua, ốc… thì giảm bớt thức ăn viên.

-    Định kỳ bổ sung thêm sỏi dưới dạng hạt nhỏ có tác dụng tăng khả năng nghiền và hấp thụ thức ăn.

-    Nhất thiết phải cho ăn rau, bèo 0,5 kg/con/ngày.

2. Chăm sóc quản lý đàn

Chú ý tránh các strees cho đàn ngan sinh sản như: Thay đổi thức ăn đột ngột, tiếng ồn, người lạ, chuyển địa điểm…

*   Kiểm tra sức khoẻ đàn ngan:

-    Hàng ngày quan sát tình hình sức khoẻ đàn ngan phát hiện sớm những ngan yếu, loại khỏi đàn những ngan ốm, đồng thời kiểm tra tình hình ngan ăn uống.

-    Kiểm tra khối lượng ngan trong quá trình đẻ trứng theo dõi diễn biến đẻ trứng, ghi chép số ngan loại thải số trứng đẻ hàng ngày, tỷ lệ phối và tỷ lệ nở.

*   Sản lượng trứng: Là số trứng bình quân mà một con ngan mái sản xuất ra trong một năm.

Sản lượng trứng/mái/năm

=

Số trứng đẻ ra/năm

Số ngan mái có mặt bình quân trong năm

 

-    Vệ sinh thay độn chuồng hàng ngày, tránh nấm mốc, đảm bảo chuồng khô và sạch.

-    Bổ sung ánh sáng 12-14 giờ/ngày căn cứ vào độ dài ánh sáng tự nhiên.

-    Tránh hiện tượng ngan béo dẫn đến đẻ kém.

-    Phòng bệnh định kỳ (Tụ huyết trùng, Salmonella…).

3.  Nhặt và bảo quản trứng giống

Chú ý tập cho ngan đẻ trong ổ ngay từ lúc bắt đầu đẻ trứng.

-    Trứng thu lượm ngay sau khi ngan đẻ. Trứng được xếp vào khay và loại các trứng đẻ bị vỡ hay bị bẩn, không đưa ấp. Nếu nhặt trứng phát hiện thấy số trứng ít hơn ngày hôm trước 10% trở lên thì phải kiểm tra lại khâu chăm sóc, nuôi dưỡng đàn ngan sinh sản kịp thời, nếu có sai sót phải chấn chỉnh ngay.

Bài viết Kỹ thuật nuôi ngan đẻ được 4 / 5 với 61234 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà