Kỹ thuật nuôi chim cút nhật bản

Kỹ thuật nuôi chim cút nhật bản

Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản:
- Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản , tên khoa học là “Corturnix japonica”.
- Chim cút Nhật Bản có đặc điểm rất dễ nuôi , sức khánh bệnh cao , đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài , nhiều con đẻ trên 300 trứng/năm.

+ Trên lưng , đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và cánh.
 + Lông bụng , lông cổ dưới ức có màu vàng nhạt.
 + Chân xám hồng có chấm đen. Mỏ xám đá. Mắt đen , đôi khi có con có màu sắc lạ như hung , đen , trắng.
- Chim cút trưởng thành lông ống phủ kín thân; lông lưng , đầu , cổ , đuôi có màu xám lẫn đen
- Chim cút mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen , lông bụng trắng xám , mỏ đen xám , chân trắng xám và hơi hồng , mắt đen.
- Chim cút đực lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng. Khi trưởng thành hậu môn có một u lồi , chim mái không có ,
- Chim cút đực biết gáy còn chim mái không biết gáy.
- Chim cút đực bé hơn chim mái ( chim mái có khối lượng 197gam , chim đực: 155gam ).
- Năng suất , sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 39 - 40 ngày tuổi.
 + Sản lượng trứng của chim cút mái đạt 260-270 trứng/mái/ năm.
Chim cút giống được bán theo con (1 ngày tuổi).

Các bệnh thường gặp trên chim Cút Nhật Bản:

1. Bệnh Newcastle :

*  Triệu chứng :
Bệnh diễn biến theo 3 thể:
- Thể quá cấp tính:
  + Bệnh tiến triển nhanh , chết trong 25-48 giờ.
  + Biểu hiện chung ( không rõ rệt ) như: bỏ ăn , suy sụp , xù lông , gục đầu , sốt , khó thở…
- Thể cấp tính:
  + Chim ủ rũ , ăn ít sau bỏ ăn , thích uống nước , lông xù , xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ.
  + Da tím tái , xuất huyết hay thủy thũng mồng và yếm chim , có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ ,
  + Khó thở, thở khò khè;
  + Diều sưng , tiêu chảy phân lẫn máu màu phân trắng xám mùi tanh.
- Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch. 
  + Chim ngoẻo đầu , liệt chân , đầu mỏ gục xuống , mất thăng bằng , có khi quay vòng tròn.
  + Chim chết do rối loạn hô hấp , thần kinh , kiệt sức rồi chết.
* Điều trị :  
- KHÔNG  có thuốc điều trị bệnh này , khuyến cáo người nuôi nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin của cán bộ thú y.
- Khi phát hiện chim bị bệnh cần cách ly ngay những con bị bệnh.
- Bố sung điện giải , VTM C cho chim.
- Khử trùng chuồng trại.

2.   Ngộ độc thức ăn:

*   Triệu chứng:
            - Chim cút rất nhạy cảm dễ bị nhiễm nấm mốc , thức ăn cũ , ôi thiu.
            - Chim bị gầy còm , ỉa chảy , mất nước , yếu , chậm chạp buồn bã , đi lảo đảo.
            - Chim bỏ ăn , đầu chúc xuống , co giật , đầu quay lia lịa , đi thụt lùi hoặc xoay tại quanh một chỗ.
* Điều trị:
- Ngưng ngay thức ăn đang dùng , chọn thức ăn tốt thay thế.
- Dùng Strychnin 1mg + VTM B­­­1 50mg + VTM B12 1000ᵧ :liều dùng cho chim cút đẻ 3 – 5con.
- Dùng cho chim cút con 10 – 15ml.
- Cách sử dụng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Bệnh suy dinh dưỡng:

* Triệu chứng:
            - Chim cút kém ăn , chậm lớn , còi cọc , lông ngắn , khô , lông không đều.
            - Phân thường nhão , trắng xanh bất thường.
            - Chim cút đẻ thì giảm đẻ , trứng dị hình.
  * Điều trị:
            - Chọn nguyên liệu thức ăn tốt ít , chất xơ , cân bằng chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường.
            - Bổ sung thêm các VTM và khoáng chất vào thức ăn nước uống cho chim.

4. Sưng mắt:

*   Triệu chứng:
            - Sứng mắt thường do thiếu VTM A và hít phải lượng khí độc trong chuồng trại.
* Điều trị:
            - Bổ sung thêm VTM A.
            - Điều chỉnh thông thoáng chuồng nuôi.
            - Nhỏ mắt   Collyre cloramphenicol   1%.

5. Bại liệt của chim mái đẻ:

* Triệu chứng:
            - Chim cút giảm đẻ , nằm liệt 1 chỗ.
* Điều trị:
            - Bệnh này  không có thuốc điều trị được , những con đã mắc bệnh cần được loại thải.
            -  Cần tiến hành công tác phòng bệnh cho đàn chim, cung cấp đầy đủ Ca-P trong khẩu phần ăn.
            - Tăng cường khả năng hấp thu Ca-P cho đàn chim bằng cách bổ sung VTM D3.
Bài viết Kỹ thuật nuôi chim cút nhật bản được 4 / 5 với 60850 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà