Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà

Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà

Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà   – Mỗi loại gà mang những đặc trưng riêng biệt nhưng quy trình,  kỹ thuật chăn nuôi cũng như phương pháp phòng điều trị bệnh đều gần như giống nhau. Vì vậy, việc nâng cao năng suất chăn nuôi không chỉ phụ thuộc ở  kỹ thuật chăn nuôi gà  mà còn ở cách biết phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Hôm nay   traigiongthuha.com sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số   kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà hiệu quả nhất.

Kỹ thuật chăn nuôi gà

Xây dựng chuồng chăn nuôi

Để tránh ngập nước vào mùa mưa thì khi xây dựng chuồng trại cần chọn địa hình cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng trại thích hợp tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp mặt trời.

Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng. 

Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chuột….

Phương pháp úm gà

Khi gà đang còn nhỏ thì nên làm lồng úm để đảm bảo cho sự phát triển của gà tốt nhất.

Sử dụng các cót tre quây lại, rải thêm lớp trấu lên trên nền chuồng để tạo độ ấm cúng

Kích thước thích hợp 2m . 1m, chân cao 1/2m đủ cho 100 con gà

Ánh sáng cần đảm bảo và rộng khắp để tránh gà tập trung một chỗ, tốt nhất nên sử dụng 2 bóng 75W.

Chuẩn bị máng ăn, máng uống

Khi gà lớn dần và được 4 – 14 ngày tuổi thì sử dụng máng cho gà con. Từ 15 ngày tuổi trở đi có thể sử dụng máng treo cho gà.

Đối với máng uống thì đặt xen kẽ với các máng ăn trong vườn hoặc chuồng, mỗi ngày thay 2 – 3 lần nước sạch để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho sự phát triển của gà.

Lựa chọn giống gà

Để tạo nên những giống gà chất lượng thì việc lựa chọn những giống gà con phải thật kỹ lưỡng. Lựa chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ đáng tin cậy.

Đặc điểm của những chú gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt gà tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…

Chăm sóc nuôi dưỡng

Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gà. Tiến hành đưa gà vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gà uống.

Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.

Để phòng bệnh nên trộn loại thuốc cầu trùng vào trong thức ăn hàng ngày, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Sử dụng khay tôn hoặc khay nhựa, cho ít một thức ăn vào khay để gà sử dụng, đồng thời làm mới nguồn chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể là thức ăn công nghiệp, phế phẩm công nông nghiệp…cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh.

Nguồn nước cung cấp cho gà phải đảm bảo an toàn vệ sinh, lượng nước đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.

Vệ sinh phòng bệnh

Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch : Ăn sạch, Ở sạch, Uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà.

Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà.

Lịch tiêm vaccin phòng bệnh cho gà

 

Ngày tuổi

Thuốc, vaccin

Cách dùng

Tác dụng

1 - 4

Chất meta – Kazol

Gluco K, C

Men Biosub

Thiamphenicol

Trộn cùng thức ăn hoặc uống

Tăng cường sức lực, chống tình trạng mất nước, phòng các bệnh thương hàn

5

Các loại vaccin Lasota, ND – IB

Nhỏ mắt, mũi

Phòng các bệnh Newcastle

6 - 9

Các loại ADE – Vit.C , Beta – Glucamin

Amo – coliforte, Ecoli – ST4

Trộn cùng thức ăn hoặc cho uống

Cung cấp nguồn vitamin, phòng điều trị các bệnh hen, đầu đen

10 – 13

Các loại vaccin Gum A, Vaccin đậu gà, meta – Kazol, Boga - 4

Nhỏ mắt

Pha với nước

 

Phòng điều trị các bệnh bại liệt, đậu gà, bệnh Gumboro

13 - 15

Các loại Beta – Glucamin

ADE – Vit.C, Butasal

Trộn cùng thức ăn, cho uống

Giúp nâng cao hệ thống miễn dịch

15 - 19

Các loại Trimcox – 500, Toltra cox

Butasal – B12

Trộn cùng thức ăn hoặc cho uống

Phòng và điều tị bệnh cầu trùng, giúp tăng cường sức lực, giải độc hiệu quả

21

Các loại vaccin Lasota, ND – IB

meta - Kazol

Cho uống hoặc nhỏ mắt

Phòng điều tị bệnh Newcastle

Phương pháp phòng bệnh thường gặp

Bệnh gumboro

Gà 10 – 14 ngày tuổi

+ Sử dụng loại vaccin gumoro

+ Kết hợp uống ADE VIT C, BETA – GLUCAMIN, AMOCOLIFRTE, FLOR – 400

Gà 22 – 30 ngày tuổi

+ Uống meta – KAZOL, ADE VIT C, BETA – GLUCAMIN

+ Kết hợp với TRIMCOX – 500 điều trị bệnh cầu trùng, FLOR – 400 phòng bệnh hen ghép

Bệnh CRD

+ Sử dụng  thuốc AMOXIL - 100 kết hợp với THIAMPHENICOL - 10%

+ Dùng thuốc ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh (phân xanh, phân trắng)

Liều lượng

+ AMOXIL – 100: 100g / 500 - 700 kg thể trọng / ngày.

 + FLOR – 400: 100g / 500 - 700 kg thể trọng / ngày.

Kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực meta-KAZOL + BUTASAL B12 + ADE VIT C. ( dùng men BIOSUB + bổ gan HEPAVIT )

Bệnh cầu trùng

Sử dụng các loại thuốc

+ TRIMCOX - 500 liều dùng 1ml / 1 lít nước.

+TOLTRA - COX liều dùng 1ml / 1 lít nước.

+ TRỊ CẦU TRÙNG liều dùng 1g / 1 lít nước.

(2-3 ngày đầu dùng liều cao gấp đôi)

Kết hợp với

Tiêm phòng các loại vaccin phòng điều trị bệnh cho gà phát triển khỏe mạnh

+ meta-KAZOL liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ BOGA-4 liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ VITAMIN K liều dùng 2g / 1 lít nước.

Trường hợp gà không uống được, pha thuốc với liều gấp 3-4 lần nhỏ trực tiếp vào miệng

Với những kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà   cụ thể chi tiết, sẽ mang tới những kinh nghiệm bổ ích để người nông dân có kỹ thuật chăn nuôi gà tốt nhất, cho hiệu quả cao.

Bài viết Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà được 4 / 5 với 61426 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà