Tóm tắt tình hình sản xuất chăn nuôi quý I năm 2016

Tóm tắt tình hình sản xuất chăn nuôi quý I năm 2016

Trong quý I năm 2016, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường như: Rét buốt, băng giá tại các tỉnh phía Bắc; Hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt tại các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quí I năm 2016 theo giá so sánh 2010 đạt 178,8 nghìn tỷ đồng, giảm 1,32 % so với quý I năm 2015. Giá trị sản xuất toàn ngành giảm là do: Giá trị sản xuất lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng chỉ đạt 137,0 nghìn tỷ đồng, giảm 2,55%, (riêng trồng trọt giảm 7%); Lĩnh vực lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng khá (+6,32%), đạt 6,39 nghìn tỷ đồng; Thuỷ sản đạt 35,4 nghìn tỷ đồng tăng 2,34%.

Chăn nuôi trong quý I cơ bản thuận lợi, giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm mặc dù vẫn xảy ra nhưng không lây lan rộng, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 47,34 tỷ đồng, giữ ở mức tăng ổn định (+4,2%). Đàn bò ước tính tăng khoảng 1%, đàn trâu giảm khoảng 2% do rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò tại các tỉnh miền Bắc. Chăn nuôi lợn phát triển khá tốt, dịch lợn tai xanh không xảy ra, giá thịt lợn hơi trên thị trường sau dịpTết nguyên đán vẫn giữ ổn định, duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Ước tính tổng số lợn cả nước tháng ba năm 2016 tăng khoảng 2,3%; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Quí I tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
 
Chăn nuôi trâu, bò: Đợt rét đậm, rét hại đầu năm đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò trên cả nước, gây thiệt hại cho người dân. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu cả nước giảm khoảng 2%, sản lượng thịt trâu ước bằng 99,6% so cùng kỳ năm trước. Tổng số bò tăng khoảng 1%; trong đó đàn bò sữa ước đạt 297 nghìn con tăng 8% so cùng kỳ năm 2015. Ước tính sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 2% so với cùng kỳ năm trước do lượng thịt bò tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua tăng lên. Sản lượng sữa bò ước đạt 185 nghìn tấn tăng 12% so cùng kỳ năm trước.
 
Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn phát triển tốt, dịch lợn tai xanh không xảy ra. Giá thịt lợn hơi trên thị trường giữ ổn định ở mức duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Ước tính tổng số lợn cả nước tăng khoảng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Quí I tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
 
Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, dịch cúm gia cầm tuy không bùng phát mạnh nhưng vẫn phát sinh các ổ dịch mới. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 2%, trong đó số lượng gà tăng 4,4% so cùng kỳ năm 2015. Sản lượng thịt gia cầm hơi Quí I ước tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trứng gia cầm ước tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015.
 
Nhận định tình hình dịch 
Cúm gia cầm: Ổ dịch Cúm gia cầm vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại một vài hộ chăn nuôi gia đình, chưa được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và đã được địa phương phát hiện, xử lý kịp thời nên không có hiện tượng lây lan; đến nay cơ bản đã kiểm soát được các ổ dịch.
 
Tuy nhiên, hiện nay do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
 
Dịch LMLM: Trong thời gian vừa qua, các ổ dịch LMLM xảy ra chủ yếu ở dạng nhỏ lẻ. Nguy cơ mầm bệnh phát tán làm dịch lây lan rộng trong các vùng là rất cao. Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các tỉnh có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
 
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành chủng vi rút cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 262/TY-DT ngày 22/02/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
 
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
Trong tháng 3, giá nhiều mặt hàng nông sản chính trong nước diễn biến theo xu hướng tăng. Cụ thể, lợn hơi ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL cũng có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao.
Giá lợn hơi ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL có xu hướng tăng trong tháng 3 do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao. So với cuối tháng 2, giá lợn hơi tăng 2.000 – 3.000 đ/kg lên mức 47.000 đ/kg. Giá gà thịt lông màu thu mua tại trại ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL giảm 9.000 đ/kg xuống 26.000 – 27.000 đ/kg. Giá 16 gà giảm do nhu cầu đã giảm mạnh sau dịp Tết Nguyên đán và thịt gà ngoại nhập về nhiều gây ảnh hưởng đến thị trường gà trong nước. Nhìn chung, trong quý I/2016, giá lợn hơi biến động tăng với mức tăng 1.000 đ/kg so với thời điểm cuối năm ngoái. Giá gà thịt lông màu giảm 12.000 đ/kg từ mức 38.000 – 39.000 đ/kg cuối năm ngoái xuống 26.000 – 27.000 đ/kg.
Untitled-300x191
 
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU
 
Thức ăn gia súc và nguyên liệu:
 
Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính trong tháng 3/2016 ước đạt 328 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 3 tháng đầu năm 2016 đạt 724 triệu USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2016 là Achentina (chiếm 48,1% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (9,1%); và Trung Quốc (6,9%). Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ là Áo (gấp hơn 47 lần).
 
Sữa và sản phẩm sữa:
 
Hai tháng đầu năm 2016, nhập khẩu sữa và sản phẩm đạt 168,8 triệu USD, tăng 17,99% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung sản lượng sữa tươi tại thị trường nội địa trong tháng 2 giảm so với tháng 1.
 
Kết thúc tháng 2/2016, Việt Nam đã nhập khẩu 71,7 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa, giảm 25,2% so với tháng trước, tính chung 2 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu mặt hàng này đạt 168,8 triệu USD, tăng 17,99% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ 16 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu từ New Zealand, chiếm 35,1% tổng kim ngạch, đạt 59,3 triệu USD, tăng 41,58% so với cùng kỳ.
Nguồn cung lớn thứ hai là Singapore, đạt 22,4 triệu USD, tăng 8,4%, kế đến là Australia, đạt 16,7 triệu USD, tăng 199,2% …
 
Nhìn chung, 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm 56,25%, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là thị trường Đan Mạch, tuy kim ngạch chỉ đạt 355 nghìn USD, nhưng tăng 319,26%. Ngoài ra, một số thị trường với tốc độ tăng khá như: Australia tăng 199,2%; Ba Lan tăng 184,37% và Pháp tăng 112,51%. Ngược lại, số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chiếm 43,75%, trong đó nhập từ Hàn Quốc giảm mạnh nhất, giảm 58,55%; kế đến là Hoa Kỳ giảm 51,35% và Philippine giảm 49,2%.
 
Thị trường cung cấp sữa và sản phẩm 2 tháng 2016
ĐVT: USD
 

 

Thị trường 2 tháng 2016 2 tháng 2015 So sánh +/- KN (%)
Tổng cộng 168.897.253 143.143.750 17,99
New Zealand 59.310.162 41.892.134 41,58
Singapore 22.400.830 20.664.118 8,40
Australia 16.792.753 5.612.488 199,20
Thái Lan 12.098.522 13.532.394 -10,60
Pháp 11.904.288 5.601.771 112,51
Đức 9.880.034 7.639.426 29,33
Hoa Kỳ 7.972.245 16.387.634 -51,35
Ba Lan 6.620.030 2.327.976 184,37
Hà Lan 4.878.994 5.434.000 -10,21
Malaysia 4.188.122 4.359.449 -3,93
Nhật Bản 1.517.057 779.928 94,51
Hàn Quốc 1.094.896 2.641.743 -58,55
Tây ban Nha 890.523 849.314 4,85
Bỉ 742.037 764.421 -2,93
Philippin 556.977 1.096.360 -49,20
Đan Mạch 355.099 84.656 319,46


(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ)
 
Về sản xuất nội địa: Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê ước tính tháng 2/2016 sản lượng sữa tươi đạt 63,5 triệu lít, giảm so với tháng 1/2016 là 78,9 triệu lít, và giảm 14,3% so với tháng 2/2015, tính chung 2 tháng đầu năm 2016, sản lượng sữa tươi đạt 142,4 triệu lít duy trì mức sản lượng so với cùng kỳ năm trước.
 
Về sữa bột, cơ quan này cũng cho biết, tháng 2/2016, ước tính đạt 6,5 nghìn tấn, giảm so với tháng 1 là 10 nghìn, tăng 6,9% so với tháng 2/2015. Tính chung 2 tháng 2016, sản lượng sữa bột ước đạt 16,5 nghìn tấn, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
 
Lúa mì: 
 
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 3 đạt 154 nghìn tấn với giá trị đạt 38 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì 3 tháng đầu năm 2016 đạt 858 nghìn tấn với giá trị đạt 198 triệu USD, tăng 40,6% về khối lượng và tăng 16,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 2 tháng đầu năm 2016 là Úc, chiếm tới 64,2% thị phần mặt hàng này và tăng hơn 3 lần về khối lượng và tăng 2,7 lần giá trị so với cùng kỳ năm 2015; tiếp đến là Brazil chiếm 23,4% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này và cũng tăng 50% về khối lượng và 23,6% về giá trị so với năm 2015. Thị trường có tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2015 là Hoa kỳ (gấp gần 33 lần về khối lượng và hơn 26 lần về giá trị). Thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Canada (giảm tới 61,5% về khối lượng và giảm 64,1% về giá trị).
 
Đậu tương:
 
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 3/2016 đạt 34 nghìn tấn với giá trị 15 triệu USD, đưa tổng khối lượng đậu tăng nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2016 đạt 230 nghìn tấn với giá trị đạt 95 triệu USA, giảm 53,5% về khối lượng và giảm 60,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
 
Ngô:
 
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 3/2016 đạt 912 nghìn tấn với giá trị đạt 183 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm 2016 đạt 2,18 triệu tấn với giá trị đạt 433 triệu USD, tăng 23,6% về khối lượng và tăng 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 2 tháng đầu năm 2016, Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 89,1% và 9,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Lào tăng gấp 2,8 lần về khối lượng và tăng gần 2,7 lần về giá trị. Thị trường có sự sụt giảm mạnh trong tháng này là Ấn Độ, giảm tới 99,7% về khối lượng và 96,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
 
Sắn và các sản phẩm từ sắn XK: 
 
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 3 năm 2016 ước đạt 572 nghìn tấn, với giá trị đạt 140 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn 3 tháng đầu năm đạt 1,26 triệu tấn với 323 triệu USD, giảm 12% về khối lượng và giảm 27,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 88,43% thị phần, giảm 9,23% về khối lượng và giảm 24,44% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Philippine là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (tăng 54,86% về khối lượng và 47,41% về giá trị), các thị trường còn lại đều có mức tăng trưởng âm.
Bài viết Tóm tắt tình hình sản xuất chăn nuôi quý I năm 2016 được 4.5 / 5 với 61363 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà