Phương pháp úm vịt vào mùa hè nóng
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao, thì yêu cầu về kĩ thuật úm vịt trong trại cần có nhiều điểm lưu ý. Nắm được các quy tắc úm vịt sẽ giúp người chăn nuôi đảm bảo được tỉ lệ sống, giúp vịt mau lớn và ít bị bệnh hơn.
Kĩ thuật úm vịt vào mùa hè nắng nóng
1. Chọn vịt con mới nở
2. Chuồng úm
3. Mật độ nuôi vịt con
- Tuần thứ nhất: 28 – 32 con/m2
- Tuần thứ hai: 26 – 28 con/m2
- Tuần thứ ba: 15 – 18 con/m2
- Tuần thứ tư trở đi: 8 – 10 con/m2
4. Nhiệt độ chuồng nuôi
5, Ẩm độ không khí
6. Chế độ chiếu sáng:
- Vịt con từ 1 – 2 tuần tuổi: Yêu cầu chiếu sáng 24/24 giờ để kích thích chúng ăn nhiều, mau lớn, hoàn thiện hệ tiêu hóa.
- Vịt con từ 3 – 4 tuần tuổi: Yêu cầu chiếu sáng 16 – 18 giờ để chúng có thời gian nghỉ ngơi.
- Vịt con từ 4 tuần tuổi trở đi: Sử dụng ánh sáng tự nhiên.
7. Cung cấp nước uống
8. Thức ăn cho vịt con mới nở
- Giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi: Giai đoạn này cho vịt con tập ăn bằng bột ngô hoặc tấm gạo, cho vịt con uống nước có pha B complex, Vmevit elextrolyte. Từ ngày thứ 2 có thể cho vịt con ăn cám hỗn hợp dành riêng cho vit con mới nở. Trong giai đoạn này cần cung cấp nước sạch đầy đủ cho vịt con.
- Vịt con từ 4 – 10 ngày tuổi: Khi nuôi vịt con có thể tập cho vịt con ăn thêm rau xanh trộn với cơm nấu chín. Bổ sung thêm chất tanh như bột tôm hay bột cá. Tuy nhiên bột tôm, cá có lượng muối khá cao cần trộn vừa phải không quá nhiều tránh ngộ độc muối.
- Vịt con từ 11 – 20 ngày tuổi: Cho vịt con ăn cám hỗn hợp. Trong giai đoạn này vịt con cần bổ sung thêm chất tanh như cá, ốc, hến, cua… có thể thả vịt ra ao hồ, đồng vịt có thể tự kiếm thêm thức ăn. Khi vịt con được 20 ngày tuổi trở đi có thể cho vịt ăn thêm thóc.
9. Phòng bệnh
- Cần đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Có khu vực xử lý phân và chất thải.
- Nên thu gom, thay chất độn chuồng thường xuyên nếu bị ướt để nền luôn khô thoáng tránh mắc bệnh.
- Hạn chế vật lạ và người lạ ra vào khu vực chuồng nuôi.
- Phát quang khu vực xung quanh, tránh để mầm bệnh, ký sinh trùng trú ngụ. Vào mùa nồm ẩm, cần đặc biệt quan tâm xử lý các loại côn trùng, ruồi muỗi trong lồng nuôi, tránh để chúng mang bệnh truyền nhiễm cho vịt con.
- Ngoài ra, mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ máng ăn máng uống, sát trùng dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc hoặc đem phơi nắng.
- Sau mỗi lần nuôi úm vịt con, người nuôi cần thu gom hết chất độn, phân vịt, quét dọn, cọ rửa, sát trùng bằng thuốc, để chuồng trống từ 7 – 15 ngày mới nên nuôi lứa mới.
Lưu ý:
- Người nuôi vẫn cần phải tuân thủ đúng và đầy đủ các quy trình úm vịt con mới nở với các điều kiện về chuồng úm, hồ tắm, nhiệt độ úm, thời gian chiếu sáng, mật độ, thức ăn nước uống cũng như quy trình phòng bệnh cho vịt con.
- Nhiệt độ môi trường mùa hè cao hơn các mùa khác trong năm, chính vì thế sự thông thoáng là điều cần thiết. Ở những thời điểm nhiệt độ cao thì không cần dung đèn úm mà chỉ cần thắp sáng đèn để đảm bảo thời gian chiếu sáng cho vịt con là được.
- Về chế độ tắm vịt, khi vịt con úm được 4 ngày có thể cho vịt đi tắm. Lần đầu cho vịt tắm khoảng 30 – 60 phút để vịt quen với nước. Những lần sau có thể cho thời gian tắm lâu hơn. Vào mùa hè, có một số trại cho vịt con tắm cả ngày, ban đêm mới cho vịt vào chuồng úm. Ðiều này giúp cho vịt con không bị nóng vào ban ngày và vịt được cứng cáp hơn.