Kỹ thuật nuôi vịt chuyên trứng Khaki Campbell

Kỹ thuật nuôi vịt chuyên trứng Khaki Campbell

Giống vịt nầy được lai tạo ở Anh quốc vào thế kỷ 19 và mang tên tác giả đã tạo ra nó là bà Campbell. Ban đầu có các loại hình như màu lông trắng, màu khaki, màu xám

Nhưng loại hình màu lông trắng không phát triển. Nhờ có pha máu vịt chạy  Ấn Độ (Indian Runner) và vịt trời nên vịt Khaki Campbell đẻ sai, nhanh nhẹn, chịu đựng tốt với các điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt.

Vịt Khaki Campbell được nuôi rộng rãi ở nhiều nước Châu Á như Án Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan theo các phương thức như nuôi nhốt, chăn thả, nuôi trồng kết hợp với cây con … Giống vịt nầy đã từng được nhập vào nước ta từ Hà Lan năm 1958. Lần được nhập gần đây nhất từ Trại giống vịt quốc gia Bangpakong Thái Lan vào năm 1990 trong khuôn khổ dự án VIE 86-007 do Liên Hợp Quốc tài trợ.

I. Đặc điểm giống vịt chuyên trứng Khaki Campbell

Khaki Campbell là giống vịt chuyên trứng đã được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, được nhập vào nước ta từ năm 1990. Vịt Khaki có thân hình nhỏ, lông màu khaki, mỏ và chân màu xám, một số chân và mỏ có màu da cam. Nhiều nơi trên cả nước miền núi, đồng bằng, trung du và ven biển đã nuôi giống vịt này đạt kết quả cao.

Tuổi bắt đầu đẻ 140 – 145 ngày.

Khối lượng khi đẻ 1,6 – 1,8kg. Trưởng thành 1,8 – 2kg/con.

Năng suất trứng bình quân 260 – 300 quả/mái/năm, cá biệt có đàn đạt 320 quả/mái/năm.

Khối lượng trứng 65 – 70g/quả.

Tỷ lệ phôi 90 – 98%, tỷ lệ ấp nở trên 85%.

Tỷ lệ nuôi sống 98%.

Vịt thích hợp với phương thức nuôi chăn thả kết hợp xen canh lúa vịt, cá-vịt. Ngoài ra có thể nuôi khô theo phương thức nuôi công nghiệp, nuôi khô trên vườn cây.

II. Kỹ thuật nuôi

Chuồng nuôi:

Đảm bảo thoáng, sạch, có chất độn chuồng bằng phoi bào hoặc trấu khô, hoặc rơm, rạ không bị hôi, mốc.

Nhiệt độ nuôi thích hợp:

28-320C (trong 3 ngày đầu) và giảm dần xuống.

20-220C từ ngày thứ 10 trở đi.

Dụng cụ chăn nuôi dùng cho vịt khaki Campbell đơn giản như: Máng ăn, máng uống hoặc sử dụng mẹt tre, tấm ny lông thay cho máng ăn, máng uống: cót quây vịt, vây ràng.

Chọn giống vịt con:

Tránh khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn. Chọn vịt có màu lông đồng nhất. Phân biệt đực mái, loại bớt vịt đực để có thể tận dụng nuôi lấy thịt.

Thức ăn:

Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc tốt nhất dùng gạo lứt hoặc ngô mảnh nấu chín, thóc luộc (giai đoạn vịt nhỏ), thóc sống (giai đoạn vịt lớn) trộn thêm bột cá nhạt, đậu tương rang hoặc cua, ốc, tôm, tép, Premix, vitamin…

Thức ăn đảm bảo:

0-3 tuần: Protein: 20%, năng lượng 2.900 Kcal

4-8 tuần: Protein: 17%, năng lượng 2.900 Kcal

9-18 tuần: Protein: 14%, năng lượng 2.900 Kcal

19 tuần trở lên: Protein: 17%, năng lượng 2.700 Kcal.

Cho ăn:

1 -7 ngày tuổi cho ăn 80- 100 gam/con/tuần.

8- 14 ngày tuổi cho ăn 250-300 gam/con/tuần.

Tập cho vịt lội nước.

15-21 ngày tuổi cho ăn 400-450 gam/con/tuần và tập cho ăn thóc luộc. Khi vịt quen ăn thóc đuổi đi chăn thả trên đồng và cho thêm thức ăn bổ sung.

22-70 ngày tuổi lượng thức ăn cần cho vịt 74 gam/con/ngày.

70-90 ngày cho ăn bổ sung 60-65 gam/con/ngày.

90-120 ngày cho ăn hổ sung 80- 90gam/con/ngày.

120- 140 ngày cho ăn bổ sung 100- 110 gam/con/ngày

140 ngày trở đi cho ăn bổ sung 120- 130gam/con/ngày.

Thúc đẻ bằng cua, ốc, đầu tôm, chăn thả tự do, và cho ăn thêm 120-130gam thóc/con/ngày, luôn đảm bảo nước uống sạch và đủ.

Kiểm tra khối lượng vịt:

8 tuần tuổi khối lượng vịt đạt từ 1-1,2kg/con

20 tuần tuổi khối lượng vịt đạt 1,6 – 1,8kg/con

Phải loại những con quá to hoặc quá nhỏ. Vịt vào đẻ ghép tỷ lệ đực mái là 1 đực 8 – 10 mái.

Quy trình kỹ thuật nuôi vịt Khaki Campbell (Đối với vịt con từ 1- 56 ngày tuổi)

Vịt Khaki Campbell là giống vịt chuyên trứng cao sản nhập vào nước ta cuối năm 1989. Để giúp bà con có năng suất cao, chuyên gia của Cty CP GreenFeed Việt Nam đã chia sẻ đầy đủ các khâu kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng như sau:

+ Chuẩn bị chuồng nuôi: Phải dọn sạch chuồng; nền chuồng, tường lưới, cần quét vôi nền chuồng và tường cao 0,8- 1m. Khi vôi khô, cho phôi bào, mùn cưa hoặc trấu khô (không mốc), rơm rạ băm nhỏ, khô sạch vào chuồng làm chất độn chuồng (dày tối thiểu 10cm), khử trùng bằng xông Formalin, thuốc tím.

+ Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, ngâm vào dung dịch formalin 0,3- 0,4%, và để khô trước khi sử dụng. Chuồng nuôi phải thoáng, sáng, không có gió lùa và sưởi ấm trước khi đưa vịt con vào nuôi.

+ Nhiệt độ chuồng nuôiđược đo ở độ cao phía trên đầu vịt. Trung bình cứ 250W cho 75 vịt con và 140 vịt con cho 1m2 chụp sưởi. Để đảm bảo cho vịt khoẻ nhiệt độ chuồng nuôi cần đạt 30 – 320C với vịt từ 1-3 ngày tuổi; từ ngày thứ 4 mỗi ngày giảm 10C cho tới khi đạt 200C.

+ Ẩm độ không khí thích hợp nhất cho vịt con là 60- 70%. Song ở nước ta ẩm độ trong không khí rất cao 80- 90%, nhiều lúc lên tới 100% khiến chuồng ướt, dễ gây cho vịt con cảm nhiễm bệnh rất nguy hiểm. Ẩm độ không khí và mật độ vịt con/m2 tỷ lệ thuận nên ẩm độ cao cần hạ thấp mật độ vịt con/m2 nền chuồng. Khi độ ẩm cao cần đảo và cho thêm chất độn khô hàng ngày để giữ cho vịt được ấm chân và sạch lông.

Mật độ và độ lớn của đàn tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng

Giai đoạn tuổi(ngày tuổi) Hình thức nuôi Mật độ tối đa  (con/m2)
01 – 10 Chuồng không sân chơi     32
11- 21 Chuồng có sân   chơi     18
22- 56 Nuôi nhốt       6

+ Chế độ chiếu sángtrong tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 chiếu sáng 24/24h, sau giảm còn 18/24h. Cường độ ánh sáng cho vịt trong giai đoạn này là 3W/m2 với vịt 1 – 10 ngày tuổi và 5W/m2 về ban đêm khi vịt 11 – 56 ngày tuổi. Ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên. Ở những nơi không có điện, cần phải dùng đèn dầu thắp sáng, đảm bảo đủ ánh sáng để vịt đi lại, ăn uống một cách bình thường, chống xô đàn và đè nhau gây tỷ lệ chết cao.

+ Thông thoáng: Lượng cung cấp không khí phụ thuộc vào độ ẩm; chất độn chuồng. Cần phải đảm bảo sạch cho những khí thải của phân được đưa ra ngoài và nhiệt độ cần cho vịt ở mức cho phép. Trong giai đoạn vịt con 1- 14 ngày tuổi, tốc độ gió không được quá 0,3 m/s.

+ Cung cấp nước uống: Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống. Nước uống cho vịt phải đảm bảo nước trong sạch và thường xuyên cho vịt uống cả ngày lẫn đêm. Ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới 10- 120C; tuần tuổi thứ 2- 3 không lạnh quá 6- 80c, hạn chế uống nước trên 200C.

Ngày tuổi Nhu cầu về nước uống(ml/con/ngày)
01- 07 120
08- 14 250
15- 21 350
22 – 56 250

+ Thức ăn chia làm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn  1- 21 ngày tuổi cần Protein thô (20%), năng lượng trao đổi (2.900 kcal), Lyzin (8g), Methionin (6g).

– Giai đoạn 22 – 56 ngày tuổi giữ nguyên lượng thức ăn 74g/con/ngày. Yêu cầu về chất lượng thức ăn ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng và đạm trong khẩu phần cần chú ý không được sử dụng thức ăn mốc và ôi thối để tránh cho vịt nhiễm các độc tố, đặc biệt là độc tố Aflatoxin. Không nên sử dụng khô dầu lạc trong khẩu phần cho vịt, riêng ngô nên sử dụng ngô hạt không quá 20% trong khẩu phần.

Mã thức ăn Loại thức ăn Ngày tuổi
3114/HD 114 Thức ăn hỗn hợp cho vịt con Từ 1 – 21 ngày tuổi
3124/HD 124 Thức ăn hỗn hợp cho vịt thịt Từ 22 – 42 ngày tuổi
3134/HD 134 Thức ăn hỗn hợp cho vịt thịt Từ 43 ngày tuổi – xuất chuồng

(Bảng sản phẩm thức ăn dành cho vịt mang nhãn hiệu GreenFeed và Higain)

+ Kiểm tra đàn vịt hàng ngày, những con vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn; hoặc đàn vịt biếng ăn, biếng uống, phân thay đổi phải báo ngay cho thú y xử lý. Bà con cũng nên xem xét trạng thái đàn vịt để đánh giá về sức khoẻ như vịt con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn vịt khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu. Vịt con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.

Quy trình kỹ thuật nuôi vịt Khaki Campbell (Giai đoạn hậu bị)

Giai đoạn hậu bị là giai đoạn từ 56 ngày tuổi đến khi bắt đầu đẻ, trong suốt thời gian này vịt phát triển dưới điều kiện tự nhiên.

Giai đoạn hậu bị là giai đoạn từ 56 ngày tuổi đến khi bắt đầu đẻ, trong suốt thời gian này vịt phát triển dưới điều kiện tự nhiên. Kỳ này, chúng ta tiếp tục cùng với chuyên gia của Công ty CP GreenFeed Việt Nam tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi đúng cách, mang lại hiệu quả kinh tế cao.  

Điều kiện khí hậu của loại vịt này không đòi hỏi ngặt nghèo như một số loại giai cầm khác. Tuy nhiên, trong thời gian thay lông, vịt mẫn cảm với nhiệt độ thấp và mưa nên nuôi phải sạch và khô ráo, mùa hè phải có bóng râm cho vịt tránh nắng. 

Bố trí sân chơi

Tốt nhất sân chơi cho vịt hậu bị là bãi cát, bãi cỏ hoặc sân gạch hoặc bê tông. Trước khi sử dụng nên dọn sạch sẽ và tiêu độc thường xuyên. Song sân phải nhẵn để tránh những xây xát ở gan bàn chân, tạo cho nấm xâm nhập vào cơ thể. 

Cung cấp nước

Vịt hậu bị luôn luôn cần nước để uống và bơi làm sạch bộ lông, cần cung cấp đủ nước sạch đủ tiêu chuẩn cho vịt bơi lội và uống nước. 

Thức ăn

Giai đoạn đầu từ 1 đến 18 tuần tuổi có thể sử dụng thức ăn vịt con và vịt thịt, chọn vịt hậu bị, đảm bảo mức dinh dưỡng giúp vịt không quá mập ảnh hưởng đến sinh sản. Từ 18 tuần tuổi trở lên, vịt ăn theo khẩu phần vịt đẻ.

Giai đoạn tuổi

(tuần tuổi)

Lượng thức ăn/ngày/gam

09 – 13

74

14- 17

80

18

100

20

110

21

120

(Lượng thức ăn trong giai đoạn hậu bị cho 1 con trong ngày)

Bà con nên chọn nguồn thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ để đảm bảo chất lượng nuôi cho đàn. Hiện nay Công ty GreenFeed có các sản phẩm mang nhãn hiệu GreenFeed và Higain như: 3114/HD 114, 3124/HD 124, 3134/HD 134 cho vịt con và vịt thịt, Đặc biệt sản phẩm vịt đẻ chuyên trứng 3144/HD 144 và vịt đẻ trứng siêu thịt 3154/HD 154. 

Kiểm tra sức khoẻ đàn vịt Hàng ngày phải kiểm tra sức khoẻ đàn vịt từ sáng sớm, có sự thay đổi nào về sức khoẻ của đàn vịt cần báo ngay cho thú y để xử lý.

Chương trình phòng bệnh

– Phải thực hiện ngiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh.

– Có hàng rào bao quanh cơ sở chăn nuôi, trước cửa phòng nuôi phải có hố khử trùng bàng Formanlin hoặc vôi bột.

– Những người không có trách nhiệm với đàn vịt không được phép vào ra khu vực chăn nuôi. Công nhân chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật phụ trách và bác sỹ thú y trực tiếp mới được vào chuồng nuôi. Người tham quan phải được phép hướng dẫn của bác sỹ thú y, khi vào tham quan phải có ủng và mặc quần áo bảo hộ thú y.

– Trong chuồng nuôi chỉ nên có 2 đàn cách nhau 2 – 5 ngày tuổi. 

Chuyển chuồng

Trong một cơ sở chăn nuôi cần có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Vịt nhập về phải nuôi ở khu cách ly từ 15 – 20 ngày và giữ đúng các nguyên tắc thú y quy định. 

Xử lý vịt ốm chết

Vịt ốm và yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, xác vịt chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh. 

Lịch tiêm phòng và uống thuốc phòng

– Tiêm phòng dịch tả phải làm nghiêm túc : sau 15 ngày tuổi, sau 45 ngày tuổi nên tiêm nhắc lại, sau đó cứ  6 tháng tiêm 1 lần,

– Từ 2 – 3 tháng nên dùng kháng sinh đề phòng các bệnh Salmonella, tụ huyết trùng và các bệnh khác tuỳ theo thời tiết và tình trạng sức khoẻ đàn vịt.

Bài viết Kỹ thuật nuôi vịt chuyên trứng Khaki Campbell được 4.5 / 5 với 61585 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà