Video khẩu phần ăn cho chim bồ câu

  • 5,748


  • 60 con chim bồ câu 5 năm tuổi, điều trị bệnh Newcastle vẫn còn 1 vài đôi chưa khỏi hẳn, 1 tháng nay 1/3 đàn bồ câu không đẻ, có đôi đẻ trứng bị sạm, trứng lỏng, còn những trứng ấp thành công ra con non và chim mọc lông ống bị chết. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
    PGS.TS Trương Văn Dung cho biết: Nguyên nhân đàn chim bồ câu bị hiện tượng trên là do bị bệnh Newcastle và nhiễm khuẩn bội nhiễm, dinh dưỡng không đảm bảo
     
    Cần khắc phục cho đàn bồ câu bằng cách:
    I/Điều trị chim bồ câu bị bệnh Newcastle và nhiễm khuẩn bội nhiễm
    - Tách con còn ốm ra điều trị riêng
    + Dùng kháng thể kháng vi rút NEWCASTLE  tiêm bắp thịt hoặc dưới da với liều từ 4 ml/ con. Sau 48 giờ tiêm nhắc lại với liều như trên lần 2.
    + Điều trị toàn đàn : Sử dụng một trong các thuốc kháng sinh có hoạt chất sau trộn vào thức ăn hoặc pha nước cho uống như : FLORFENICOL 4% hoặc ENROFLOXACIN hoặc AMOXYCILLIN hoặc DOXYCILLIN 1 lần/ ngày / 5-7 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
    + Cho uống chất điện giải GLUCO-C 5 ngày liền
    + Bổ sung MEN TIÊU HÓA và VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX, khoáng chất PREMIX vào thức ăn cho ăn 2 tháng liền.
    + Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc SÁT TRÙNG  để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
    - Sau khi khỏi bệnh dứt điểm 3 tuần, dùng vacxin NEWCASTLE hệ 1 tiêm phòng toàn đàn
     
    II/ Cần đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng cho đàn chim. Có thể cho chim ăn theo khẩu phần sau:
    + Khẩu phần 1: Sử dụng nguyên liệu thông thường
     Chim sinh sản: Ngô (50%) + Đỗ xanh (30%)+ Gạo xay (20%)
    + Khẩu phần 2: Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp
     
    Chim sinh sản: Cám viên công nghiệp (60%)+ Ngô hạt đỏ (40%)
    + Ngoài ra, cần cung cấp thức ăn bổ sung cho bồ câu: VITAMIN, KHOÁNG CHẤT.

    Nguồn: 3N-VTC16 Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn.

Tiếp theo