Gà nòi
Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa ưu việt của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. Giống gà này đã được xuất khẩu ra thế giới từ trước thập niên 1990, nhưng chưa được Hoa Kỳ công nhận là một giống gà tiêu chuẩn.
Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.
Các giống
Qua quá trình lai tạo và chọn giống, ở Việt Nam có một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. ỞViệt Nam mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Gà đòn như thần quyền, thì gà cựa thiên về đao pháp (cựa) cho nên mức độ sát thương cao hơn, ăn thua nhanh hơn. Lối đánh nhanh và đẹp hơn. Gà đòn thì thiên về đòn thế, sức lực. Một con gà đòn hay và thành danh, là một khẳng định cũa một giá trị cũa một Tông gà (bổn) và luôn cả danh tiếng cũa sư kê. Cho nên người ta chọi gà đòn còn vì danh dự hơn là mức độ ăn thua về tiền cuộc. Gà đòn Việt Nam đã đóng lại phần các giống gà Việt Nam. Có thể phân biệt rõ ràng dòng gà Việt Nam với các dòng đòn khác. Ngoài ra còn có giống gà chín cựa huấn luyện thành gà nòi, con gà giống chín cựa đất thủy tổ là một con gà chọi chính cống với đặc điểm hiếu chiến và hung dữ. Tuy có chín cựa nhưng nó chưa đủ để thành một thần kê trong truyền thuyết vì vóc dáng xấu, lông ngắn, chân chì.
Miền Bắc và Trung
Miền Nam
Chọn gà
Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông chó giống cha, gà gống mẹ là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, ngoài ra phải xem kỹ chân gà (xem giò xem cẳng). Ngũ thường gồm:
- Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
- Cổ to, dài, thẳng.
- Lưng rộng, cánh dài.
- Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
- Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng - khô.
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó... thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, dân gian mới có câu rằng: Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt. Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua/Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu: Gà ô chân trắng mỏ ngà/đá đâu thắng đấy gọi là thần kê. Tuy nhiên, có câu "dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài", cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài. Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: "Con gà tức nhau tiếng gáy".
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh ga ay moi quy; đặc biệt gà có vảy "đệ nhất thần đao" (linh giáp tử) được gọi là linh kê...
Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy "yểm long", vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi "dặm đầu tằm" hoặc "lưỡi đầu rồng" nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy "núp đấu" gà có vảy "yểm long" là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài. Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: "Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng". Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu "ngủ đầu xà", hay "tử mỵ", gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả....
Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long...Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao,xuyên tạc, huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.
Thêm một số kinh nghiệm:
Không phải gà nào cũng chọi nhau được. Vì gà chọi là một loại gà đặc-biệt, do sự đúc luyện liên-tiếp qua nhiều năm nhiều đời. Trong loại gà nầy, người chơi cũng phải dày công kén chọn mới gặp được gà hay. Có nuôi gà hay mới bõ công săn-sóc, mới có hy-vọng thắng những cuộc chọi nhau và chủ-nhân mới mong đoạt giải trong những ngày hội hoặc đánh cá, trong các cuộc chọi gà đỗ-bác.
Thường thì những con gà dị-tướng là những con gà hay. Nhưng những dị-tướng đó, chỉ có các tay chơi sành sõi mới nhận thấy được. Những con gà được gọi là ‘linh-kê’ hay ‘thần-kê’ thường có tướng lạ lùng. Với tướng lạ đó, đấu trăm trận trăm thắng. Đến lúc về già, cái khí-thế oai-hùng ấy cũng không mất. Cho nên, người ta thường dùng chúng để tạo nên những thần-kê con, những linh-kê cháu…
Gà có dị-tướng
Trong cuốn ‘Các thú tiêu-khiển Việt-nam’, tác-giả Toan Ánh Nguyễn văn Toán có cho biết là các tay sành chơi ở nước ta, đã phân-biệt được 27 loại gà có dị-tướng. Sau đây xin đan-cử 5 loại trong 27 loại gà có tướng kỳ lạ đó:
- Gà tử-mị: Có 2 loại. Loại gà 1, khi ngủ thì năm ngay đày, sẩy cánh và xuôi giò. Và loại 2, khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi.
- Gà qui: Hình giống như con rùa. Khi nằm, nó giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào. Ta trông vào thân hình nó, đúng là thân con rùa, chỉ khác một điều là được phủ thêm lượt lông vũ.
- Gà độc nhãn, độc dao: Lúc mới sinh ra, chỉ có một mắt một cựa. Những con gà loại nầy thật là hung ác dữ tợn, không bao giờ nao núng trước địch-thủ. Đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy.
- Gà mắt ếch mắt mèo. Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng. Loại gà nầy rất gan lỳ. Nếu bị trọng thương, cũng nằm lỳ chịu chết, nên tục-ngữ có câu: ‘Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy’.
- Gà tam nhĩ. Gà có 3 lỗ tai. Ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường, còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai nầy thường bị lông phủ kín, người lựa gà phải để ý, vạch lông ra mới thấy được.
Khi nhìn một con gà, những tay chơi sành thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy… của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi. Nhưng đến tay người sành sỏi nuôi gà thì lại là một con gà có quý tướng. Cho nên, kén chọn được một con gà chọi hay giữa một đàn gà, chẳng khác nào tìm được một vị tướng giỏi giữa chốn ba quân.
Người chơi gà, khi kén chọn gà nòi, trước hết nhắm ở bề ngoài, nghĩa là ở mã gà, nhất là ở màu sắc lông gà. Theo họ, sắc lông gà cũng có nhiều ảnh-hưởng đến sự bền-bỉ, gan lỳ và khôn-ngoan. Năm màu lông thường được lựa chọn là: Nhạn, Xám, Điều, Ô và Nghệ. Vì năm màu nầy thuận với ngũ-hành Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Người chơi gà cần phải hiểu ngũ-hành của năm sắc gà để biết sự xung-khắc theo nguyên-tắc dịch-lý. Đây cũng là một yếu-tố khi ‘cáp gà’ trong các trận đấu.
Đã là gà chọi, thì con nào cũng biết chọi. Nhưng không phải con gà chọi nào cũng là gà chọi hay. Do đó, các tay chơi mới phải lựa chọn, chọn lựa cách rất kỹ-càng.
Con gà hay, trước hết phải có thân hình cân-đối, mạnh-mẽ và gân-guốc. Con gà chắc-chắn gân-guốc khi nhắc bổng lên, cặp giò không lòi chòi lạng quạng. Cổ gà (gọi là cần) phải có bộ xương cho nhặt và ngắn, mỗi khi sờ tới, gà thụt cổ vào dễ dàng. Mỏ gà phải nhỏ, miệng phải sâu, như vậy nó mới lanh lẹ khi mổ địch-thủ. Chân phải lùn, gà mới có những cái đá chắc và mạnh. Lông gà phải cứng, để nó có sức chịu đựng khi giao-phong.
Qua các nét chính-yếu trên, con gà có thể được chọn. Thêm vào đó, gà còn có dị-tướng hay gà nòi nữa là ‘tuyệt cú mèo’. Gà nòi, tức là con cháu của một con gà hay đã được nổi tiếng trước đây. Những con gà hay mà các tay sành chơi ở nước ta thường nhắc đến là:
Tại miền Nam: Gà Bình-Định, gà Bà Rịa, gà Bà Điểm, gà Cao-Lãnh, gà Kế-Sách (Sóc-Trăng) v.v… nhưng đặc-biệt nổi tiếng nhất là gà Cao-Lãnh và gà Bà Điểm. Gà Cao-Lãnh thuộc Đồng Tháp. Giống gà nầy lông nhiều, cựa nhọn, bay đá thật nhanh. Còn giống gà Bà Điểm ở Sai-gòn thì lông ít, cựa ngắn, nhưng gan dạ vô cùng.
Ngoài miền Bắc: Giống gà Kim-Liên ở khu-vực phía sau Khâm-thiên thuộc Hà-Nội và gà Vân-Hồ ở phía nam Hà-Nội.
Ngày nay, nhiều tay chơi gà tìm cách lấy giống gà hay bằng cách cho lai nhau. Họ ghép mái Bà Điểm với trống Cao-Lãnh, hoặc gà mái Cao-Lãnh với gà trống Bà Điểm v.v… Sự ghép giống nầy sản-xuất ra loại gà lai có đủ các đức-tính của cả gà cha và gà mẹ.
Luyện tập
Có nhiều cách nuôi gà chọi do chủ gà áp dụng nhằm mục đích chung là rèn cho gà nòi có một thể lực tốt, bền bỉ, bộ lông mượt và dẻo, các đòn đánh chính xác, khả năng chịu đòn và giành chiến thắng. Giống gà được lựa chọn con bố và con mẹ là gà nòi, có nhiều tố chất tốt của một con gà chọi,đây là yếu tố ban đầu nhưng quan trọng nhất nếu muốn có một con gà chọi tốt(gọi là thần kê) con gà mẹ và con gà bố thường có lịch sử chiến đấu tốt, tướng dữ. gà bố mẹ tốt thì thường là gà từ 2- 5 năm tuổi, gà mái có thể 6 năm tuổi, trứng được ấp theo cách truyền thống. chừng 19- 20 ngày là nở cho gà con. Gà nòi con được nuôi thả theo mẹ chừng 1 tháng sau đó có thể tách mẹ nuôi theo đàn, khi được 3 tháng tuổi thì gà mái được lựa riêng ra có thể thịt hoặc chọn để giống (lưu ý tránh tuyệt đối việc để gà bố mẹ cùng tông, nghĩa là cùng họ hàng, như thế làm gà có nhiều nhược điểm, bệnh tật và suy nhược dần) gà đực con được nuôi tự do chừng 7 tháng thì có thể khảo đòn để lựa sơ bộ ra những con có đòn, lối đánh hay, độ lỳ cao. sau đó tách ra từng chuồng riêng (nuôi trong bu là tốt nhất).
Gà thử đòn 1 hoặc 2 trận là chuyển sang nuôi chế độ gà đá, tiêu chuẩn ăn và luyện tập gắt gao hơn, thức ăn hàng ngày chủ yếu là lúa khô (thóc) đem luộc cho nứt vỏ chấu, để nguội. lúa ngâm cho nảy mầm rồi cho gà ăn. làm như vậy để cung cấp đầy đủ lượng chất xơ và vitamin, gà cũng dễ tiêu hoá, thức ăn, ngoài lúa ra thì hàng ngày còn có lượng chất tươi cho gà như rau cỏ xanh,Lươn, gân Bò, bảo đảm 200g/ 2 ngày. trong tháng thì cho ăn thêm 1-2 con Thạch Sùng để lông gà mượt và dẻo,mỗi ngày cho gà ăn 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều để tránh gà phải luyện tập khi no, lúc đá thì có thể thay đổi lịch cho ăn theo giờ trận đấu để đảm bảo gà khoẻ.
Hàng ngày buổi sáng trước lúc mặt trời mọc thì cho gà khởi động 20 phút bằng cách cầm tay dưới ức gà, tung gà lên cao chừng 150 nhịp, độ cao khoảng 30 – 60 cm, từ mặt đất, mặt đất có trải một lớp rơm dày chừng 10 cm để tránh làm ảnh hưởng xấu đến gân và xương của gà, ban đầu tung nhẹ nhàng rồi lên cao dần,những ngày đầu chỉ tung 20 - 30 cái rồi tăng dần cường độ lên, sau khi khởi động sáng thì cho gà nghỉ ngơi 30p, cho uống nước và cho ăn, nước cho gà uống nên lấy nước mưa,(nước đun sôi để nguội dễ thiu) và thay nước mới hàng ngày, riêng thức ăn thì cho gà ăn chừng 30 là bỏ ra sử dụng việc khác phần dư, tránh không để lại thức ăn dễ gây bệnh cho gà, đồ đựng thức ăn cần vệ sinh hàng ngày. trong 1 tuần cho gà chạy bu một lần.
Dùng 2 con gà cùng độ tuổi (tránh dùng gà già và gà non làm gà non sợ, dễ bạt đòn) nhốt gà mồi ở bu nhỏ phía trong, đặt thêm một bu lớn phía ngoài sao cho 2 bu cách nhau chừng 20– 30 cm là được rồi thả gà cần cho chạy bu ra ngoài, gà thấy mặt nhau sẽ cùng chạy vòng tròn vờn nhau nhưng không đá vào nhau được, tránh làm tổn thương đến mỏ, cánh và lông gà, rèn luyện cho gà sức khoẻ cơ chân, hơi thở đều ổn định, khi nào cho gà chạy bu thì buổi sáng cho khởi động nhẹ để dành sức chạy bu, trong tháng thì cho gà đá buông với nhau 1 trận, khi đá buông thì bịt mỏ gà bằng bao da, quấn băng bông ướt quanh chân gà, thả gà vào xới cho đá chừng 5 hồ rồi rửa sạch sẽ vệ sinh các vết xước cho gà bằng cồn, bông, sau khi cho đá buông thì nghỉ 5 ngày rồi mới cho gà tập khởi động lại, cứ sau mỗi tháng thì tăng dần số hồ đá buông cho gà dai sức và lỳ đòn, chú ý là sau mỗi trận đánh cần vệ sinh bằng cồn thật sạch và nuôi gà nơi thoáng mát thì gà không bị nấm da và mốc.
Hàng ngày thì phơi nắng buổi sáng cho gà chừng 2h lúc trời nắng nhẹ sau đó cho gà vào nơi thoáng mát, hàng tuần nên bóp da và tỉa lông một số nơi như cổ, đầu và ức rồi bóp thuốc, thuốc là rượu ngâm giềng và nước tiểu trẻ con làm cho da gà đỏ và dày lên, khi bóp da thì dùng bàn chải cước thấm thuốc rồi chà lên da gà để da ngày càng cồ dày và mọng đỏ, khi nhốt gà trong bu cần chú ý dùng rơm khô làm chỗ lót chân cho gà đứng và thay rơm hàng ngày, không để gà dẫm lên phân mình, cứ 4 ngày thì vào buổi tối cần ngâm chân gà trong nước muối ấm (40 độ) pha loãng (35/1000 gần mặn như nước biển) 10p rồi dùng bàn chải đánh răng mềm cũ đánh sạch từng kẽ chân gà, làm chân gà săn chắc và không bao giờ bị hà chân, khớp chân.
Nuôi gà chừng 18 tháng là bắt đầu cho gà ra xới được. trước khi cho gà đi đá 1 tuần nên đặt gà ở cạnh xới 2- 3 lần để làm quen với tiếng động và môi trường xới, sau đó mới mang gà đi đá. Khi đó gà khoẻ nhất và hăng, không sợ hãi. hôm đi đá chỉ cho gà khởi động sáng nhẹ 10p cho ăn ít, trước khi đá 2h cho gà ăn nhẹ bằng 1/3 bữa chính. trong giờ nghỉ giữa các hồ là 5p thì nên cho gà uống 1 hớp nước mát nhỏ để sạch đờm, xoa bóp chân, cánh,cổ bằng khăn lạnh, kết thúc trận đánh nên vệ sinh cổ gà cho sạch đờm, lau sạch vết máu vết thương bằng cồn, khâu lại các vết rách lớn và nuôi nơi cao ráo thoáng mát sạch sẽ, cho gà nghỉ tập luyện ít nhất 2 tuần sau trận tuỳ theo thời gian và thương tích sau đó tập nhẹ lại dần dần,nếu gà mau liền thì 6 tuần sau có thể cho đá tếp trận sau, nếu nặng hơn thì để hơn 2 tháng, tuyệt đối không cho gà mới đá xới về chưa nghỉ ngơi khoẻ mạnh lại đã bị con khác đá,khi đó gà rất yếu và trấn thương nhiều bên trong, bị đòn dễ làm gà bạt đòn hoặc kệt sức và ốm chết.
Gà thi đấu giai đoạn đỉnh cao nhất là từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 3. sau đó có thể để lại làm giống tuỳ theo mức độ hay của gà,thời gian gà còn thi đấu thì không thả cùng gà mái, 1 tháng có thể cho gà đạp mái 1 đến 2 lần nhưng cách ngày thi đấu ít nhất 1 tuần để bảo đảm gà xung nhất khi ra trận. Gà đá thường hay bị bệnh phân xanh, mốc da, kéndưới da. tuỳ vào mức độ để chữa trị bằng các loại lá thuốc thông thường như lá ổi tàu chữa bệnh đường ruột, nửa quả cau chữa sán, om Nghệ cho gà giữ cân và đẹp da, mổ kén gà lấy cặn ra khỏi kén và khâu lại, rửa sạch bằng cồn và để gà nghỉ một thời gian.