Các tiêu chuẩn môi trường trong chăn nuôi gà

Các tiêu chuẩn môi trường trong chăn nuôi gà

Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng muốn thành công, ngoài các yếu tố như giảm giá thành, tăng giá bán…thì kỹ thuật chăn nuôi đạt chuẩn là điều bắt buộc cần phải có

Trong kỹ thuật chăn nuôi, ngoài các vấn đề như dinh dưỡng, dịch bệnh, chăm sóc thì môi trường sống của gà cũng là yếu tố quan trọng quyết định thành bại.
 
Mục tiêu của bài viết dưới đây là cụ thể hóa những tiêu chuẩn môi trường từ chất độn chuồng, nhiệt độ, ẩm độ, không khí, cho đến mật độ thả gà, cường độ chiếu sáng nhằm giúp người chăn nuôi gà dễ dàng định lượng và thực hành trong thực tế.
 
1. Chất độn chuồng trong chăn nuôi gà
Vai trò của chất độn chuồng trong chăn nuôi gà.
- Hút ẩm từ phân gà. 115g phân gà sau khi hút ẩm còn 28,75g (như vậy có nghĩa phân gà có chứa 75% nước).
- Trộn và làm giảm mức độ đậm đặc của phân. Điều này không những giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà và phân mà còn làm giảm sự tập trung của vi khuẩn và làm giảm bớt thức ăn của chúng (thức ăn chưa tiêu hóa trong phân gà). Nhờ vậy, nhiều vi sinh vật không sinh sản được, một số con không sống sót được và số lượng vi sinh vật nhờ đó mà giảm đi.
- Sự kết hợp giữa lớp độn chuồng dày và phân gà dẫn đến lên men ở mức thấp tạo ra một lượng nhỏ amoniac diệt khuẩn. Quá trình phân hủy lớp hóa học này biến lớp độn chuồng thành nguyên liệu tương đối vô hại đối với gà.
-  Chức năng khác của lớp độn chuồng là điều hòa độ ẩm và nhiệt độ của môi trường chăn nuôi gà. Lớp dọn chuồng hút ẩm từ không khí khi không khí quá ẩm và giải phóng hơi nước khi không khí quá khô. Vào những ngày lạnh gà thích thú với sự ấm áp của lớp độn chuồng và vào những ngày nóng chúng thải bớt nhiệt trong cơ thể bằng cách vùi mình trong lớp độn chuồng.
 
Chất độn chuồng thường dùng là trấu hoặc phôi bào; trước khi dùng cần phơi khô, sau đó phun thuốc sát trùng foocmol 2% và sunphat đồng 0,5% để diệt nấm rồi mới cho vào chuồng.
Chất độn chuồng tốt: không dính bết, không dính vào dầy và khi lấy tay nắm lại thì không bị nát vụn.
Nói tóm lại, nếu chăm sóc tốt cho lớp độn chuồng với nguyên liệu đúng yêu cầu thì chăn nuôi gà trên nền chất độn chuồng hoàn toàn hay 2/3 sàn là chất độn chuồng thì vấn đề phân gà được giải quyết gần như là tuyệt vời.
Mặt khác, nếu quản lý lớp độn chuồng không tốt nó có thể thành nguồn gây bệnh nguy hiểm cho gà.
 
2. Nhiệt độ trong quá trình chăn nuôi gà
Gia cầm từ khi nở đến 8 tuần tuổi khả năng điều tiết nhiệt kém nên cần cung cấp mức nhiệt lượng lớn.
- Tuần 1: 33-35oC.
- Tuần 2: 31-33oC.
- Từ tuần 3-8 mỗi tuần giảm 2-3oC (tùy thuộc thời tiết bên ngoài) sao cho đến tuần 8 nhiệt độ chuồng nuôi rơi vào khoảng 15-20oC là tốt nhất.
Lưu ý: đặt nhiệt kế ngang lưng gà khi đo nhiệt độ chuồng nuôi.
- Nhiệt độ lý tưởng: 20oC
- Nhiệt độ tốt:10-15oC.
- Nhiệt độ đề phòng: 5-10oC và 25-30oC.
- Nhiệt độ nguy hiểm: >30oC và <5oC đối với gà trưởng thành.
Một số biện pháp chống nóng thông dụng trong chăn nuôi gà: quét vôi trắng, dùng vật liệu cách nhiệt ở mái, dùng mái phụ. Dùng vòi phun nước trên trần, quạt gió, trồng cây bóng mát (tán lá cao để không cản trở sự lưu thông không khí, thường chọn cây có nhựa đắng tránh sâu bệnh côn trùng).
 
3. Ẩm độ
Trong chăn nuôi gà ẩm độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên đường hô hấp của gà nhưng lại là yếu tố mà ta có thể chủ động điều chỉnh được trong phạm vi chuồng nuôi.
- Nếu ẩm độ quá cao → bài tiết nhiệt khó khăn.
- Ẩm độ quá thấp → hanh khô, chuồng dễ bụi, gà dễ mắc bệnh đường hô hấp.
- Ẩm độ thích hợp: 60-70%.
Lưu ý: khi điều chỉnh ẩm độ nên lợi dụng hết độ thông thoáng tự nhiên, hạn chế lượng nước uống rơi vãi. Sử dụng đệm lót xốp, khô, hút ẩm cao để tránh ẩm độ tăng cao cục bộ. Chăn nuôi gà đúng mật độ.
 
4. Độ sạch không khí trong quá trình chăn nuôi gà
Độ sạch của không khí chuồng chăn nuôi gà được đánh giá thông qua nồng độ của các khí chính như sau:
- Nồng độ O2 tiêu chuẩn: 21%.
- Nồng độ NH3 cho phép: ≤ 0,01%. Khi chuồng nuôi xuất hiện khí độc – NH3 (trong phân gà) tăng lên → nồng độ O2 giảm.
- Nồng độ CO cho phép: ≤ 0,05%. CO sinh ra khi dùng trục sưởi bằng than củi, bếp dầu, đèn dầu.
- Nồng độ CO2 (sinh ra trong quá trình trao đổi chất) cho phép: ≤ 0,03%.
Ngoài ra, khí độc còn sinh ra khi ta dùng các chất khử trùng.
Để duy trì độ sạch cho không khí trong chăn nuôi gà, ta có thể dùng các phương pháp lưu thông không khí tự nhiên như: gió tự nhiên, quạt gió, giảm mật độ, vận tốc gió: 3m/s.
 
5. Ánh sáng, chương trình chiếu sáng.
Gà rất nhạy cảm với ánh sáng nên ánh sáng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng độ tuổi, loại gà, giống gà và độ thông thoáng chuồng nuôi khác nhau mà người chăn nuôi gà có chương trình chiếu sáng khác nhau cho phù hợp.
 
Lưu ý:
- Gà hậu bị sau 14 ngày tuổi không được tăng quá 10h chiếu sáng/ngày. Còn gà đẻ hàng tuần phải tăng giờ chiếu sáng đạt tiêu chuẩn tối đa 16h/ngày, có như vậy mới kích thích thành thục nhanh và đẻ trứng tốt.
- Nếu chăn nuôi gà ở môi trường thông thoáng tự nhiên, vào các buổi sáng mùa nóng cần cho ánh sáng mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn, làm khô chất độn và đảm bảo thông khí.
- Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn chiếu cùng loại công suất để tránh cho gà con thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn.
- Các thiết bị chiếu sáng trong chuồng chăn nuôi gà phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên, nếu đèn bị bụi bám thì cường độ chiếu sáng sẽ bị giảm 50-60%.
Một số chương trình chiếu sáng ví dụ như sau:

Chương trình chiếu sáng cho gà con và gà hậu bị (đối với gà đẻ hướng thịt).

Chương trình chiếu sáng cho gà đẻ hướng thịt nuôi chuồng thông thoáng.

Đối với chăn nuôi gà thịt công nghiệp broiler: chiếu sáng 23 giờ mỗi ngày. Khi tắt đèn chú ý đề phòng gà tụm lại ngạt thở và bị chết. Khi nuôi gà trong nhà kín (môi trường nhân tạo), kết quả thí nghiệm với chế độ chiếu sáng: 1-2 giờ chiếu sáng, sau đó 2-4 giờ không chiếu sáng (tắt đèn) cho thấy gà lớn nhanh, chi phí thức ăn và năng lượng điện chiếu sáng giảm.

 
6. Mật độ chuồng nuôi trong chăn nuôi gà.
Khả năng sinh trưởng và sản xuất của gà phụ thuộc vào mật độ nuôi, tăng mật độ nuôi đồng nghĩa với việc giảm vốn đầu tư cho cơ sở chăn nuôi tuy nhiên nếu mật độ nuôi quá dày thì ngược trở lại sẽ phát sinh các vấn đề như gà mổ cắn nhau, bức bí, thông khí kém…làm giảm hiệu suất chăn nuôi gà đáng kể.
Tiêu chuẩn mật độ chuồng nuôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ giống gà, loại gà, cách nuôi, kỹ thuật được áp dụng, độ thông thoáng chuồng nuôi…vân vân.
 
Ví dụ: mật độ tiêu chuẩn theo phương pháp chăn nuôi gà (đầu con/m2):
- Nuôi chăn thả (thông khí tự nhiên): 3-4 con/m2
- Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí nhân tạo): 3-4
- Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí tốt): 5-7
- Nuôi trên sàn gỗ: 5-7
Nếu muốn nuôi với mật độ dày hơn tiêu chuẩn này còn phải có đủ điều kiện thông khí và trang thiết bị kỹ thuật trong chuồng nuôi.
 
Trong chuồng chăn nuôi gà có mật độ dày, cường độ thông khí và trang thiết bị cho một đầu con phải tương tự như trong chuồng nuôi với mật độ ánh sáng thưa, có thế mới tránh được các hiện tượng kích động.
Bài viết Các tiêu chuẩn môi trường trong chăn nuôi gà được 4 / 5 với 62702 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà