vịt trời giống

vịt trời giống
  • Vịt trời 1 ngày tuổi

Vịt trời giống là vịt nhỏ gần họ chim, xưa kia vịt trời thường chỉ tụ tập ở các chàm chim mỗi đợt di cư lớn, thịt chất lượng, thơm ngon, ít ngấy. Chọn Vịt trời giống là vấn đề rất quan trọng. Trong quá trình ấp Vịt trời giống phải lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật. Vịt trời giống quyết định đến 70% hiệu quả thành công trong quá trình nuôi, khả năng tăng trưởng, dịch bệnh, ngoại hình.

1. Đặc điểm của giống vịt trời.

  • Vịt trời là giống vịt có lông đuôi nâu đen có ánh và viền nâu nhạt.
  • Mỏ vịt trời có 2 giống 1 loại mỏ có màu chì toàn bộ, 1 loại mỏ có màu vàng khuyết ở đâu mỏ.
  • Vịt có hình dáng nhỏ nhắn, rất nhanh nhẹn và kiếm ăn giỏi.
  • Trọng lượng của vịt nhỏ, tối đa chỉ tầm 1,4kg, chất lượng thịt rất cao.
  • Vịt có sức đề kháng cao, có khả năng sinh sản tốt. Đã được thuần hóa và thích hợp với môi trường nuôi nhốt.

2. Những lưu ý cần nhớ khi chăn nuôi vịt trời.

  • Trường hợp nuôi  nhốt, quy mô nhỏ trong nông hộ, chuồng nuôi phải làm độc lập và xa với nhà ở.
  • Luôn chú ý khâu phòng chống dịch bệnh đúng thời gian quy định theo lịch để đảm bảo an toàn chăn nuôi.
  • Chuồng trại luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh để nguồn nước bẩn có trong khu vực chăn nuôi.
  • Sau mỗi lứa chăn nuôi cần khủ trùng, rắc vôi tiêu độc toàn bộ khu vực nuôi rồi mới vào đàn mới.
  • Sử dụng cám chính hãng để đảm bảo kết quả chăn nuôi tốt nhất.
  • Luôn cho vịt ăn uống đầy đủ để tránh vịt bị đói sẽ bay đi mất gây thất thoát.
  • Lưới quây cao hơn so với lưới nuôi vịt thường từ 30-50cm.

 

3. Vịt trời và những đặc điểm sinh học của nó.

Vịt trời là giống vịt hoang dã, có khả năng bay rất xa, hơn hẳn các loại vịt nhà. Khối lượng của vịt trời nhỏ chỉ hơn 1kg, tuy nhiên chất lượng thịt rất thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Vịt trời có tập tính bầy đàn và di cư cao, tuy nhiên vịt trời được thuần hóa những đặc điểm này giảm đi. Khả năng bay của vịt trời thuần hóa cũng kém hơn vịt trời tự nhiên. Chúng đã quen và rất rạn với người, thích hợp với điều kiện nuôi nhốt.
 

4. Nuôi vịt trời có sợ nó bay đi mất không?

Câu trả lời là : Nuôi vịt trời nó sẽ KHÔNG BAY ĐI MẤT nếu bạn cho ăn đầy đủ. Vịt trời là loài có tập tính di cư, tuy là vịt đã được thuần hóa nhưng vẫn còn tập tính này. Khi thức ăn đầy đủ vịt sẽ không bay đi, bạn không phải lo thất thoát do vịt bay đi khi cho chúng ăn đầy đủ.
 

5. Kỹ thuật chăn nuôi vịt trời thương phẩm.

Chăn nuôi vịt trời thương phẩm là mô hình đã và đang rất thành công trong những năm gần đây. Tuy vịt trời nhỏ cân những giá trị kinh tế rất cao. Do nhỏ cân nên lượng thức ăn chúng tiêu tốn cũng ít hơn các loại vịt nhà. Khi bán giá thành phẩm cao hơn vịt nhà rất nhiều, vì thế bà con có thể yên tâm ấm no khi nuôi loại vịt này.
 

6 Những giống vịt trời hiện nay bà con nên chăn nuôi.

Có 2 giống vịt trời phổ biến nhất hiện nay mà người dân hay nuôi đó là: vịt trời mỏ khuyết và vịt trời mỏ chì.
  • Vịt trời mỏ khuyết: là giống vịt trời có nguồn gốc Châu Á, chúng thường phân bố trong thiên hiên ở Ấn Độ, Myanma. Vịt có trọng lượng nhỏ con đực chỉ tầm 1,1kg trở lại khi trưởng thành. Vịt có cái mỏ có phần đầu màu vàng khuyết, vì thế gọi là vịt trời mỏ khuyết.
  • Vịt trời mỏ chì: Có giống như vịt trời mỏ khuyết nhưng phần mỏ là màu xám toàn bộ, không có vết màu vàng khuyết. Vịt trời mỏ chì có trọng lượng to hơn vịt mỏ khuyết 1 chút. Con đực trưởng thành có thể đạt 1,3kg.

 

7. Cách làm chuồng trại nuôi vịt trời.

Làm chuồng nuôi vịt trời cũng gần giống như làm chuồng nuôi các loại vịt nhà khác. Tuy nhiên chỉ có phần lưới quây nên làm cao hơn tầm 40-50cm. Dưới đây là các điểm lưu ý khi làm chuồng vịt trời.
  • Nên chuồng đổ xi măng cẩn thận và có lót rơm rạ khô.
  • Chuồng cần có khu sân phơi nắng rộng để vịt có thể phơi nắng và chơi.
  • Chuồng cần đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
  • Ao tắm là thứ không thể thiếu nếu bạn muốn nuôi vịt trời.

 

8. Nuôi úm vịt trời khi còn nhỏ.

Với vịt trời mới nở hay vịt giống mới mua về thì bà con cần chú ý cách chăm sóc thật chu đáo để vịt có được sức đề kháng tốt nhất.
  • Đối với vịt từ 1-3 ngày tuổi thì bà con phải úm vịt với nhiệt độ từ 26-18 độ C. Và sẽ giảm đi 1 ngày 1 độ C bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi.
  • Vịt trời con cần được chiếu sáng 24/24h trong 2 tuần đầu tiên. Sau đó giảm xuống còn 18h.  Khi chiếu sáng, bà con chú ý chỉ sử dụng bóng 2W là hợp lý nhất. Nếu ban ngày có ánh nắng tự nhiên thì không cần chiếu đèn.

9. Thức ăn cho vịt trời khi nuôi nhốt.

Vịt trời là loại rất dễ ăn, chúng có thể ăn được mọi thứ có thể ăn được. Tuy nhiên nếu cho ăn béo quá thì chất lượng thịt sẽ giảm, không được ngon như vịt trời trong tự nhiên. Chính vì thế bà con cần cho vịt ăn hợp lý, không nên quá nhiều để vịt quá béo. Thức ăn có thể tận dụng tất cả các loại rau, bèo có sẵn trong tự nhiên, có sẵn trong trang trại của bà con. Cũng nên bổ sung thêm cám công nghiệp để vịt lớn nhanh. Tuy nhiên lượng cám nên vừa phải để vịt không bị quá béo.
 

10. Phòng bệnh cho vịt trời như thế nào?

  • Tuy là giống vịt hoang dã, nhưng nuôi nhốt tập chung đông nên việc phòng bệnh cho vịt trời cũng rất quan trọng. Bà con nên vệ sinh thường xuyên chuồng trại, máng ăn máng uống để luôn đảm bảo sạch sẽ, ít gây ra bệnh.
  • Cần tiêm phòng vacxin cho vịt trời như vịt nhà, theo đúng lích tiêm vacxin tiêu chuẩn. Đặc biệt với những hộ nuôi số lượng lớn, nuôi trang trại thì đây là điều tối quan trong.
Bài viết vịt trời giống được 4 / 5 với 60886 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà