Tài liệu tham khảo


Tài liệu tham khảo kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, cung cấp và bổ xung kiến thức cho bà con giảm thiểu tổn thất trong chăn nuôi.


Danh mục con


Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao (100%), gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các loài gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, bồ câu, đà điểu, các loài chim hoang dã đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể lây sang người và một số động vật khác.


Chống nóng cho gia súc, gia cầm

Vào mùa hè thời tiết oi bức, có hôm nhiệt độ lên cao đến 35-380C. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để hạn chế nhiệt độ cao, người chăn nuôi cần lưu ý:


Trị giun ký sinh trong mắt vật nuôi.

Các loại vật nuôi như: Trâu, bò, chó, ngựa... bị nhiễm loài giun Thelazia hoặc gia cầm (nhất là gà) nhiễm loài giun xoăn rất nhỏ thuộc bộ Strongylata. Tất cả chúng đều ký sinh trong túi kết mạc mắt, đôi khi còn thấy cả trong xoang mắt, gây viêm giác mạc, kết mạc và có thể dẫn đến mù vĩnh viễn ở vật nuôi.


Vẹt Hồng Kông - Yến Phụng

Hay còn gọi là Vẹt đuôi dài Úc , Yến phụng - Budgerigar
Tên khoa học là Melopsittacus undulatus

Vẹt đuôi dài Úc lâu nay vẫn quen được gọi là Vẹt Hồng Kông, loài chim nhập khẩu này du được quan tâm trên thế giới suốt những năm 1870.Qua quá trình phát triển, những con vẹt đuôi dài ngày nay lớn hơn những con vùng hoang dã nước Úc.Loài chim này hiện nay đã trở thành 1 trong những loài phổ biến nhất trên thế giới với số lượng lên đến hàng triệu , với hàng ngàn màu sắc khác nhau.


Kỹ thuật nuôi tắc kè

I. Giống và đặc điểm giống

Tên gọi và vùng phân bố:
Tắc kè hay còn gọi Đại bích hổ hay Cáp giải. Họ Tắc kè thuộc lớp động vật bò sát. Tắc kè có mặt khắp các vùng đồi núi, trung du nước ta, tắc kè sống hoang dã.


Một số bệnh thường gặp ở lợn và phương pháp điều trị

I. Yêu cầu chung

Các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh tuy đã được quan tâm chú ý và áp dụng trong quá trình chăn nuôi, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Chúng ta cần phải hiểu rằng: Chăn nuôi – thú y không thể tách rời và có quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài các biện pháp phòng chống dịch bệnh bằng các qui trình, pháp lệnh thú y, chúng ta  cần phải chú ý tăng cường nâng cao sức đề kháng để phòng, chống lại bệnh dịch cho đàn lợn bằng biện pháp, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.


Bệnh giả dại ở lợn

1. Giới thiệu bệnh

Bệnh giả dại hay còn gọi là bệnh Aujeszky (Morbus Aujeszky). Đây là một bệnh truyền nhiễm của lợn xảy ra ở dạng cấp tính với tỷ lệ chết cao ở lợn con và đôi khi không có triệu chứng lâm sàng điển hình hoặc với một vài triệu chứng thần kinh ở lợn sau cai sữa đến 3 tháng tuổi. Đối với lợn trưởng thành, bệnh xảy ra giống như bệnh cúm với các triệu chứng của viêm phổi.


Kỹ thuật nuôi trăn

Trăn là loài động vật dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao. Thịt trăn được chế biến thành nhiều món ăn. Da trăn có thể làm ví, cặp, đồ nữ trang. Mỡ trăn dùng chữa phỏng, bôi vào vết ngứa trên da; các vết thương đang chảy máu sẽ cầm máu ngay. 


Tổng quan về virus cúm A/H5N1: vấn đề dịch tễ học, tiến hóa, hình thành genotype và tương đồng kháng nguyên-miễn dịch-vaccine

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, do nhóm virus cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, có khả năng lan truyền từ động vật sang người. Nhóm virus cúm A có 16 phân type HA (H1 - H16) và 9 phân type NA (N1 - N9) có khả năng tái tổ hợp để tạo nên hàng trăm phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. H5N1 thể độc lực cao (HPAI) vẫn đang là mối đe dọa cho chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.


Điều trị và phòng bệnh phù đầu ở gà
Bệnh phù đầu ở gà hay còn gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm (bệnh Coryza) do một loại vi khuẩn có tên Haemophillus paragallinarum gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt thường thấy nhất ở gà con từ 4 tuần tuổi trở lên với các triệu chứng đặc trưng như: chảy nước mũi, hen khò khè, mặt phù thũng, sưng đầu và hốc mắt, viêm kết mạc.

Bệnh phù đầu sưng mặt ở lợn con sau cai sữa

Bệnh sưng phù đầu lợn do trực khuẩn E.Coli gây ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn lợn cai sữa và sau cai sữa 1-3 tuần lễ, giai đoạn này lợn con được tách khỏi mẹ nên thường có thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt. Mặt khác những yếu tố stress bất lợi (thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm) hoặc chuồng trại thiếu vệ sinh cũng là những nguyên nhân làm cho E.Coli phát triển và gây bệnh. Bệnh cũng có thể gặp ở những đàn lợn con còn đang bú mẹ (dưới 40 ngày tuổi) hoặc ở lợn con mới trưởng thành (giai đoạn chuyển sang nuôi thịt) nhưng với tỷ lệ thấp hơn.


Biện pháp phòng bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão

 Mưa bão là yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia súc, gia cầm; mặt khác khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết và sự đe dọa của dịch bệnh là rất cần thiết. Do vậy, bà con trong các nông hộ chăn nuôi cần cần thục hiện một số biện pháp sau: 


Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dúi
Nghề nuôi dúi đặc sản đang được rất nhiều bà con trong khắp cả nước quan tâm bởi lợi nhuận mà nó mang lại. Vì thế hôm nay Trang trại Minh Hương xin có một vài tài liệu giúp bà con phát triển nghề nuôi dúi.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở lợn con

Bệnh tiêu chảy cấp luôn là nỗi kinh hoàng đối với các trại nái. Loại virus gây ra bệnh này có tên là corona. Có 2 chủng virus gây ra bệnh gồm:


KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG NÁI ĐẺ VÀ HEO CON SƠ SINH

Nái sắp sinh thường biểu hiện ăn ít hay không ăn, có tiếng kêu rền của nái sắp đẻ. Nái thường ủi phá nền chuồng (hiện tượng quầng ổ). Để nái ít hao tốn năng lượng do việc quầng ổ, ta nên rải rơm, cỏ khô hoặc bao bố sạch vào chuồng cho nái nằm.


Hội chứng còi cọc ở lợn con sau cai sữa

1. Giới thiệu bệnh

Thông thường mỗi ổ lợn sau cai sữa thường thấy một vài con còi cọc chậm lớn. Nguyên nhân dẫn đến còi cọc, chậm lớn rất đa dạng. Trong một số trường hợp do yếu tố thể chất (di truyền) nên ngay từ khi mới sinh, lợn con đã không đủ sức mạnh cạnh tranh với những con khác cùng ổ đẻ để bú sữa mẹ lúc đầu và đẫn đến chậm lớn.


Kỹ thuật nuôi chim trĩ

Tại một số nước có nền công nghiệp nuôi chim phát triển ( Mỹ , UC , Singgapore , Thaisland ..vv ) Chim trĩ đỏ đã được nuôi phổ biến như các loại gia cầm thông dụng . .Đây là loài chim được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm .Với hai thị trường tiêu thụ song song khá hiệu quả đó là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh .


Kỹ Thuật nuôi chó

Bài 1. Kỹ thuật nuôi chó đực giống


Người ta thường nói “Đực tốt thì tốt cả đàn” còn “Cái tốt chỉ tốt một ổ”.
Nếu chăn nuôi đúng phương pháp, cho chó đực phối giống đúng khoa học, thì một chó đực một năm có thể cho nhảy được 12 - 15 chó cái (thường lần nhảy trước và lần nhảy sau cách nhau 7 - 10 ngày).


Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà