Kỹ thuật nuôi vịt


Kính Thưa bà con Trại Giống Thu Hà xin cung cấp cho bà con kỹ thuật chăn nuôi vịt để đạt hiểu quả kinh tế cao trong quá trình chăn nuôi


Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt

Để có được một con giống tốt đáp ứng được yêu cầu sản xuất, vịt giống phải có đặc tính di truyền là khả năng tăng trọng cao, chất ượng thịt tốt, tức là vịt con được sinh ra từ đànbố mẹ phải có các phẩm chất trên. Vịt con đạt tiêu chuẩn khi mới nở rốn khô, lông mượt, chân mỏ no bóng, nhanh nhẹn, có thể trọng từ 45g trở lên, loại bỏ con dị tật hở rốn...


Kỹ thuật chăn nuôi vịt trời theo từng giai đoạn

Vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi
Ngày đầu có thể cho vịt tập ăn bằng bột bắp hoặc tấm, cho vịt uống nước có pha Vime C Electrolyte, B.complex C, Vimevit Electrolyte. Nhu cầu về nước uống của vịt


kinh nghiệm chăn nuôi vịt trời

1. Việc xây dựng chuồng trại:

Chiều cao tối thiểu của chuồng vịt trời phải là 1 mét và bao gồm một máng ăn (tự chế) kèm theo lưới không cho phép vịt bay qua. Thật vậy, nếu bạn không để ý thì rất dễ dàng để một con vịt trời bay mất. Một biện pháp phòng ngừa tốt nhất là chôn tường rào hoặc căng lưới cắm cọc ít nhất 5cm trong một rãnh cỏ.

Kỹ thuật nuôi vịt trời con (1-8 tuần tuổi)

1. Nền chuồng 
Khô sạch, 3 tuần đầu nhốt vịt trên nền sàn cứng (ximăng, gạch?) hoặc trên sàn lưới kích thước lưới: 18-19mm. Diện tích nền chuồng thay đổi từng tuần. Nếu nhốt trên nền chuồng rắn chắc:


Kỹ Thuật Nuôi Vịt Xiêm

Vịt Xiêm dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn. Lúc trưởng thành con trống có trọng lượng: 4 – 6 kg, con mái từ 3 – 4 kg. Sau 7 – 8 tuần nuôi là có thể giết thịt. Có thể cho vịt Xiêm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại phụ phẩm nông nghiệp để tiết kiệm chi phí.


Kỹ Thuật Nuôi Vịt Sinh Sản (Vịt Đẻ)

1. Chọn vịt sinh sản

Chọn vịt lên giai đoạn sinh sản lúc 21 – 22 tuần tuổi. Thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn thời điểm chọn lên hậu bị. Loại thải những con không đạt tiêu chuẩn giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật… Vịt trống được chọn khắt khe hơn và ghép trống mái theo tỷ lệ 1 : 5, 5 – 6. Khi sắp đẻ, vịt đã thay lông xong, bộ lông mượt trở lại. Nhìn bộ lông có thể đánh giá tương đối chính xác chất lượng nuôi dưỡng giai đoạn hậu bị


Kỹ thuật ấp trứng vịt

1. Chọn trứng ấp

Trứng vịt để ấp phải có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, những vết bẩn nhỏ do dính phấn hoặc đất phải chùi khô, hình dáng trứng cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó, trọng lượng trứng phải đạt tiêu chuẩn: vịt ta 62-58g, vịt Bắc Kinh 70-90g.


Kỹ thuật chăn nuôi vịt con

Bà con cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc vịt theo từng giai đoạn như sau để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh dịch bệnh,…:


Quy trình nuôi vịt bố mẹ hướng thịt theo phương thức nuôi nhốt
Chọn giống
- Con giống nhập vào trại phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm dịch khi xuất bán. 

Yêu cầu ao hồ nuôi vịt theo hình thức nuôi nhốt

Yêu cầu chung về ao hồ nuôi vịt: Ao sâu có độ sâu phù hợp với từng giai đoạn nuôi, theo định kỳ phải nạo vét vệ sinh ao. Nước ao phải sạch được thay thường xuyên, không được nhiễm phèn và mặn, Nếu nước có nhiễm phèn hay muối ở mức độ nhẹ thì có thể nuôi được vịt, nhưng phải tập cho vịt quen dần và trước khi thả vịt xuống ao phải cho vịt uống no nước ngọt. 


Yêu cầu chuồng trại nuôi vịt theo hình thức nuôi nhốt
Yêu cầu chung về chuồng trại nuôi vịt:
Chuồng nuôi vịt cần được xây dựng biệt lập cách xa nhà ở, khu dân cư, xa đường giao thông và các công trình công cộng đông người. Trại cần có tường rào bao quanh, tạo vành đai cách ly. Khu vực xây trại đảm bảo cao ráo, thoáng mát, không bị mưa tạt, gió lùa. Hướng xây dựng chuồng tốt nhất là hướng đông để có thể đón ánh nắng buổi sáng và tránh ánh nắng gay gắt vào buổi chiều. Cần bố trí chuồng vịt con, vịt hậu bị, vịt đẻ thành các khu riêng. Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi tối thiểu là 20m nhằm đảm bảo sự thông thoáng và cách ly. Khu vực trại phải được trồng cây xanh để có thể giảm bức xạ nhiệt những khi trời nắng nóng. 

Hướng dẫn cách phòng trị bệnh E.Coli trên vịt
1. Đặc điểm bệnh:
- Bệnh thường xảy ra ở vịt con từ 3 đến 15 ngày tuổi, nhất là ở những đàn vịt tập cho ăn mồi sớm.
- Vi khuẩn E .coli xâm nhập vào cơ thể vịt qua thức ăn, nước uống, ngay trong đường ruột vịt đã có sẳn vi khuẩn khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, chuồng trại kém vệ sinh, thời tiết thay đổi làm cho vịt suy yếu, vi khuẩn E .coli sẽ phát triển nhanh và gây bệnh. 

Hướng dẫn cách điều trị bệnh phó thương hàn trên vịt
1. Đặc điểm bệnh:
- Bệnh thường xảy ra ở vịt con giai đọan 3 đến 15 ngày tuổi cả vịt lớn và vịt đẻ.
- Vịt đẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn nhiễm vào trong trứng, khi vịt nở đã bị nhiễm trùng.
- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và bệnh phát ra.

Bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm trên vịt
1. Đặc điểm bệnh:
- Bệnh thường xảy ra ở vịt con từ 4 - 20 ngày tuổi.
- Do Mycoplasma gây bệnh và Staphylococcus, Streptococcus kế phát.
- Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở đường hô hấp làm cho vịt con ăn, uống khó khăn, còi cọc dần và kế phát một số bệnh khác như dịch tả, tụ huyết trùng…
- Chuồng trại ẩm ướt, thời tiết lạnh và nuôi dưỡng kém là điều kiện dễ dàng cho vịt bị bệnh viêm xoang.

Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà