Kỹ thuật nuôi gà


Kính Thưa bà! con Trại Giống Thu Hà xin cung cấp cho bà con kỹ thuật nuôi gà để đạt hiểu quả cao trong quá trình chăn nuôi


Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt

Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt – Bạn là người thích nuôi gà, bạn hay tìm hiểu những thông tin v ề  kỹ thuật chăn nuôi gà cũng như cách làm chuồng trại. Vậy bạn đã có kinh nghiệm cũng như nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt chưa? Cách chăn nuôi của bạn liệu đã hiệu quả?


Kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp

Kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp – làm cách nào để chọn lựa được giống gà tốt nhất dễ nuôi mà cho lợi nhuận cao? đây là câu hỏi của hầu hết những người nông dân đều đang thắc mắc. Dưới đây là những kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp đơn giản mà mang lại hiệu quả cao nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.


Kỹ thuật chăn nuôi gà đá

Kỹ thuật chăn nuôi gà đá – Không giống như những loại gà thông thường, gà đá ( gà chọi) mang những đặc trưng riêng biệt từ cách sinh sống, điều kiện môi trường cũng như thức ăn. Điều quan trọng ở đây chính là gà đá nuôi với mục đích để đá hay còn gọi là chọi chứ không phải để lấy thịt. Vì vậy mà   kỹ thuật chăn nuôi gà đá cũng khác hoàn toàn với những loại gà nuôi để lấy thịt và là vấn đề không hề đơn giản.


Kỹ thuật chăn nuôi gà tây

Kỹ thuật chăn nuôi gà tây – Thuộc giống gà đa dạng về màu sắc, chủng loại lông màu xám trắng, bông xám, lông trắng hay màu sắc sặc sỡ. . Gà Tây có nguồn gốc xuất xứ từ các nước châu Mỹ. Gà mang năng suất cao nên hiện được nôi rất nhiều tại nước ta. Nhưng để thành công trong việc chăn nuôi giống gà tây thì lại vấn đề rất được quan tâm, bởi đang thiếu hụt sự hiểu biết cũng như đầu tư. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng thì cần tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi gà tây như thế nào?


Kỹ thuật chăn nuôi gà ai cập

Kỹ thuật chăn nuôi gà ai cập – gà ai cập là giống gà thả vườn có năng suất trứng cao, thịt dai, tỷ lệ lòng đỏ trứng cho dinh dưỡng cao, chất lượng trứng thơm ngon, nhập khẩu từ Ai Cập. Đây là giống gà có sức đề kháng cao rất dễ nuôi. Tuy vậy, làm sao để có năng suất cao thì cần phải có kỹ thuật chăn nuôi hợp lý. Kỹ thuật chăn nuôi gà ai cập như sau:


Kỹ thuật chăn nuôi gà mía lai

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía lai – gà mía lai là giống gà được lại giữa gà ta với gà lương phượng cho thịt thơm đặc trưng, da giòn, mỡ dưới da ít, sức đề kháng cao rất thích hợp với điều kiện chăn thả của các hộ gia đình khu vực miền núi có diện tích vườn bãi rộng. Để có   kỹ thuật chăn nuôi gà mía  hiệu quả bà con cần biết một số thông tin về loại gà này để có lựa chọn phù hợp với điều kiện địa lý.


Kỹ thuật chăn nuôi gà ri lai

Gà ri lai - Đây là giống gà được tạo ra từ con lai giữa gà trống Ri với gà mái Lương Phượng có sức đề kháng cao, ít bị bệnh tật, thời gian tăng trưởng ngắn, thịt thơm ngon, cho trọng lượng đạt từ 1,8 – 2kg/con rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng nên rất được giá. Giống gà ri lai thích nghi được mọi khu vực và hiện đang là nguồn thu nhập lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình trên cả nước.


Kỹ thuật nuôi gà ác

1. Giai đoạn 0-7 tuần tuổi:

1.1. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng trại

* Chuồng trại: chuồng trại và dụng cụ nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi nuôi 15 - 20 ngày và phải được xử lý theo đúng qui định về vệ sinh phòng dịch. Tường quét vôi nồng độ 40%, nền chuồng được tiêu độc bằng xút 2% với liều lượng 1 lít/m2 hoặc bằng các loại thuốc sát trùng khác.


Kỹ thuật nuôi gà lôi ( gà Tây )

Thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch, cần bổ sung kháng sinh và vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress, thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng, trị bệnh kịp thời. Giai đoạn gà con, gà tây hay bị bệnh đậu, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa,


Bệnh mổ cắn (canibalizm) là thói quen có hại của gà

Gà cắn mổ nhau thường gặp khi nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, mật độ cao nhiều hơn ở gà nuôi chăn thả mật độ thấp, ở gà con giai đoạn thay lông nhiều hơn ở gà trưởng thành, ở gà đẻ nhiều hơn ở gà thịt... Thiệt hại do cắn mổ gây ra sẽ rất lớn, nếu không có biện pháp phòng ngừa và can thiệp kịp thời. 


Kỹ thuật úm gà con từ 01 đến 21 ngày tuổi

Trong giai đoạn từ 01 đến 21 ngày tuổi do hệ tiêu hóa và hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, gà con dễ bị nhiễm bệnh. Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con...


Quy trình kỹ thuật ấp trứng gà bằng máy

Muốn hiểu biết được kỹ thuật ấp trứng một cách có hệ thống, trước tiên phải tìm hiểu về cấu tạo trứng, chuẩn bị trứng trước khi vào ấp, sau đó mới là quy trình ấp.


NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NUÔI GÀ CON Ở TUẦN ĐẦU

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ GÀ CON

            Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành (370C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Gà con có lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh, vì vậy cần phải sưởi ấm cho gà con. Ngay trong tuần đầu, gà con phải tập làm quen với thức ăn, nước uống và các điều kiện ngoại cảnh rất khác biệt so với môi trường máy ấp nhằm giúp gà hoàn thiện các chức năng sinh lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.


Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng An toàn sinh học

chăn nuôi gà an theo hướng toàn sinh học (ATSH) nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường do đó công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng phải được thực hiện thường xuyên. Trước khi nuôi phải xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng.


HƯỚNG DẪN LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC CHO GÀ

I. LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC:
1.1.Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không
còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:
-Cải thiện môi trường sống cho người lao động
-Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.


Kỹ thuật nuôi gà quý phi

Công tác chuẩn bị trước khi nuôi:

a. Chuẩn bị thiết bị - dụng cụ chăn nuôi: 

- Rèm che: Cóthể dùng rèm che dài để có thể che kín hoàn toàn chuồng nuôi hoặc loại rèm che lửng chỉ che kín phần có lồng.
- Lồng gà: Chuẩn bị đủ số lượng, căn cứ trên quy định 1 2 gà/1ồng/1 ,2m2 (4 con trong một ngăn của lồng).
- Máng ăn và máng uống: máng dài bằng kim loại hay bằng nhựa. Máng được đặt dọc theo chiều dọc chuồng. ở phía trước (máng uống ởtrên, máng ăn ởdưới). Định mức 10 cm chiều dài máng cho 1 gà.

Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà