Ngan nội (Vịt xiêm)

Ngan nội (Vịt xiêm)

Vịt xiêm còn có các tên gọi khác là ngan nội, ngan nhà, ngan đen, ngan trâu… Giống thủy cầm này có tốc độ phát triển nhanh, thích nghi tốt, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao, rất thích hợp phát triển theo quy mô trang trại tập trung.

1. Đặc điểm vịt xiêm.

  • Ngan Nội hay còn gọi là vịt Xiêm, có nguồn gốc xa xưa ở Nam Mỹ, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới.
  • Giống ngan Nội này được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng.
  • Có 3 loại màu lông: trắng (ngan Ré), loang trắng đen (ngan Sen) và màu đen (ngan Trâu).
 + Ngan Ré khi 4 tháng tuổi con mái có khối lượng từ 1,7 - 1,8 kg/con, con đực 2,8 - 2,9 kg/con.
 + Ngan Sen khi 4 tháng tuổi con mái có khối lượng từ 1,7 - 1,8 kg/con, con đực 2,9 - 3,0 kg/con.

2. Hướng dẫn nuôi ngan Nội (vịt Xiêm):

 -  Chọn ngan giống:
  •  Chọn ngan nở đúng ngày ( ngày thứ 34 và 35 ) khoẻ mạnh nhanh nhẹn.
  •  Lông bông , mắt sáng , bụng gọn , chân mập , có màu lông vàng , vàng rơm; có hoặc không có đốm đầu.
 -  Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ :
  •   Chuồng nuôi phải đảm bảo các yếu tố: khô và dễ làm vệ sinh , ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè , nền chuồng được lát bằng gạch hoặc xi măng tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình.
  •   Chuồng nuôi và dụng cụ phải cọ rửa sạch sẽ , để trống trước khi bắt đầu nuôi vịt từ 15 - 20 ngày và được xử lý theo quy trình vệ sinh thú y , quét vôi đặc 40% , khử trùng bằng formon 0.05 phần trăm.
  •   Máng ăn: Dùng máng tôn có khích thước rộng 50cm , dài 70 cm , cao 2 cm , sử dụng cho 40 - 60 con/khay.
  •   Máng uống: Giai đoạn: 1-4 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 2 lít. 
  •                       Giai đoạn: 5-12 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít , dùng cho 20 - 30 con/máng đảm bảo cung cấp đủ từ 0 , 3 - 0 , 5 lít nước/con/ngày.
  •   Chụp sưởi: Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp đủ nhiệt cho ngan con. Dùng bóng điện 100 W/1 quây ( 60 - 70 ngan ). Mùa đông 2 bóng/1 quây.
  •  Quây: Dùng cót ép làm quây , chiều cao 0 , 5 cm , dài 4 , 5 m , sử dụng cho 60 - 70 con/quây.
  •  Rèm che: Dùng vải bạt , cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa.
  •  Chất độn chuồng: phải đảm bảo khô sạch , không ẩm mốc sử dụng phôi bào , trấu , cỏ rơm khô băm nhỏ...phun thuốc sát trùng Formon 0.05%.
  •  Cần có sân , vườn , mương nước sạch cho ngan vận động và tắm từ tuần thứ 3 trở đi.
 -  Nhiệt độ , ẩm độ và thông thoáng:
  •   Độ ẩm đảm bảo từ 60 - 70%.
  •   Nhiệt độ đảm bảo cho ngan con đủ ấm , nằm rải rác đều trong quây
 Tuần 1:  31 - 32  o C      Tuần 3: 29-30  o C
 Tuần 2:  30 - 31  o C     Tuần 4: 26-27  o C 
  •   Khi thiếu nhiệt ngan dồn chồng đống lên nhau nếu thừa nhiệt ngan tản xa nguồn nhiệt nháo nhác khát nước , ngan dồn về một bên là do gió lùa.
-  Ánh sáng:
  •   3 tuần đầu : chiếu sáng 24/24 h .
  •   4 - 6 tuần chiếu sáng giảm dần từ 20h -16h/ngày ,
  •   7 - 12 tuần lợi dụng ánh sáng tự nhiên , bóng điện treo cách nền chuồng 0 , 3-0 , 5 m đảm bảo 10W/1m 2  chuồng nuôi.
-  Cho ăn và nước uống :
  •   Sau khi thả vào quây cho ngan uống nước sạch 3 - 4h sau đó mới cho ăn ,
  •   Mỗi ngày đêm cho ăn 6 - 8 lượt để thức ăn luôn mới , thơm , hấp dẫn tính ngon miệng và tránh lãng phí.
- Mật độ chuồng nuôi:
  •   Ngan 1 tuần tuổi 20 - 25 con/m 2
  •   Ngan 2 tuần tuổi 10 - 12 con/m 2
  •   Trên 3 tuần tuổi 6 - 8 con/m 2
* Một số chú ý:
  • Kiểm tra khối lượng ngan đến 12 tuần tuổi. Ngan mái phải đạt 2 , 15 - 2 , 2kg và ngan trống đạt 3 , 1 - 3 , 5 kg.
  • Vệ sinh chuồng nuôi: Hàng ngày phải vệ sinh máng uống , máng ăn sạch sẽ , thay độn chuồng , thay nước sạch cho ngan uống và tắm. 
  • Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 ngan mọc lông vai , lông cánh dẫn đến xuất hiện bệnh mổ cắn lông ( do thiếu dinh dưỡng , rau xanh , nuôi chật , độ ẩm cao ) cần chú ý chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo để tránh hiện tượng này.
Lịch tiêm phòng và uống thuốc phòng cho ngan
Ngày tuổi
Thuốc và cách dùng
1 – 3 nGÀY
Dùng thuốc phòng chống nhiễm trùng rốn, các bệnh đường ruột và ảnh hưởng tác nhân Stress:
Sáng:
  + RTD- Amcolicilin
  + RTD- Úm gia cầm.
Chiều:
  + RTD- AC 110.
  + RTD- Stresroak
5 ngày
- Tiêm phòng Kháng thể Viêm gan- dịch tả, tiêm bắp. Tiêm lặp lại lần 2 sau đó 10 ngày.
- Phòng vaccine H5N1 lần 1.
- Bổ sung RTD – ADB.Complex, RTD- Vitamin OS...
18 – 21 ngày
Bổ sung VTM và kháng sinh như : RTD- Vitamin OS, RTD- S.T.P, RTD-  Amcolicilin, RTD- E.Biseptol để phòng tụ huyết trùng và phó thương hàn.
180 – 190 ngày
Tiêm vac xin phòng dịch tả lần 3, bổ sung kháng sinh và VTM. Sau khi ngan đẻ 4 – 5 tháng tiêm vac xin dịch tả lần 4 và bổ sung kháng sinh để phòng các bệnh vi trùng 1 – 2 lần trong 1 tháng.

- Chú ý cho ngan vận động để tránh liệt chân , hàng ngày quan sát theo dõi đàn ngan , phát hiện cách ly kịp thời những con ốm , phòng và trị kịp thời cho toàn đàn.          

3. Các bệnh thường gặp ở ngan Nội (vịt Xiêm):

a. Bệnh dịch tả vịt: do virut dịch tả vịt gây nên gây bệnh cho vịt rồi lây sang ngan.

* Triệu chứng:
  •  - Ngan bỏ ăn ít vận động , khi lùa đi ăn thường rớt lại phía sau.
  •  - Sốt cao 43-43.5 o C trong 2-3 ngày liền.
  •  - Chảy nước mắt , một số con bị viêm kết mạc có dịch viêm làm mắt bị dính lại.
  •  - Đầu sưng do phù ở tổ chức liên kết dưới da.
  •  - Ngan ỉa chảy phân loãng màu trắng xanh , mùi thối khắm , lỗ hậu môn dính nhiều phân.
  •  - Sợ ánh sáng , một số con có triệu chứng liệt 2 chân nằm một chỗ , cánh xệ xuống.
* Điều trị:
 - Khi dịch đã diễn thì cần tiến hàng can thiệp đồng thời 2 phương pháp:
  •  Tiêm thẳng virut dich tả vịt và ổ dịch , tiêm dưới da gáy cổ hoặc nách 3 liều vacxin cho 1 con ngan ( 3 liều vacxin pha vào 0 , 3ml nước cất ).
  •  Cho đàn ngan uống ngay thuốc có thành phần chính là Bycomycin , Norfloxacin , Oxymykoin hoặc Flumequine
 Cùng với đó bổ sung thêm các chất bổ như VTM C , tăng cường giải độc men gan… trờ sức trợ lực cho đàn ngan.
 - Phải tuân thủ lịch tiêm phòng của chi cục thú y các cấp , tránh để dịch lây lan qua các vùng lân cận.

b. Bệnh tụ huyết trùng trên ngan: do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.

 * Triệu chứng:
 - Quá cấp: chết rất nhanh ( sau bữa ăn… ) nên không kịp có biểu hiện triệu chứng
 - Cấp tính:
  •  Ủ rũ , kém ăn , xiêu vẹo , bại cánh , liệt chân , khò khè.
  •  Phân lỏng vàng xám đôi khi lẫn máu , chảu máu mũi  sốt ( 43-44oC ) ,
  •  Khát nước , nằm bẹp , giẫy chết sau 2-5 ngày.
  •  Tỷ lệ chết đêm bất thường.
 - Á cấp: đau mắt , chảy nước mũi , sưng khớp , viêm não.
 * Điều trị:
  •  Tách ngay những con bị bệnh ra khỏi đàn.
  •  Tiêm kháng huyết thanh ( tiêm 1 lần tác dụng 15 ngày ).
  •  Kháng sinh: Penicillin + Streptomycin , hoặc Kanamycin + Ampicillin + Colistin , Penicillin + Kanamycin , hoặc Kanamycin + Ampicillin: tiêm những con khỏe trước; không thả xuống nước.
  •  Ngoài ra cũng phải tăng cường thuốc trợ sức trợ lực cho đàn ngan.

 c. Bệnh nấm phổi ở vịt:

 * Triệu chứng:
 - Ngan con thường bị bệnh ở thể quá cấp và cấp tính:
  •  Kém ăn , thở khó và nhanh , khi thở vịt vươn cổ dài , mũi chảy nước.
  •  Thân nhiệt tăng , con vật ủ rũ , ỉa phân rất hôi thối.
  •  Vịt suy nhược nhanh và có trường hợp vịt có triệu chứng co giật.
  •  Một số con bị rối loạn tiêu hóa do độc tố của nấm tiết ra gây viêm ruột , chảy máu ruột , tiêu chảy , bại liệt.
 - Vịt bị bệnh ở thể mãn tính:
  •  Cơ thể suy yếu dần: thở khó , thở nhanh.
  •  Ngan biếng ăn , khát nước dữ dội , thân nhiệt tăng , tiêu chảy.
  •  Ngan ủ rũ , đứng tụ thành từng đám , nằm chồng lên nhau.
 * Điều trị:
 - Cách ly con bệnh với con khỏe , đồng thời bổ sung vitamin A vào thức ăn cho ngan.
 - Dùng các chế phẩm có thành phần chính là: Nystatin , dùng Povidone iodine để sát trùng nước uống cho ngan.

d. Bệnh viêm gan do virut:

 Bệnh này ngan con dễ mẫn cảm nhất.
 * Triệu chứnng:
  •  Bệnh ở thể cấp tính: ngan con thường chết ngay sau1-2 giờ bị nhiễm virut.
  •  Ngan ủ rũ , kém ăn , không theo kịp các con khác trong đàn.
  •  Đầu nghẹo về phía sau và ch ân đi co giật.
  •  Sau thời gian ngắn thì vịt không vận động nữa mà nằm ngửa nhắm mắt 2 chân đạp ngửa về phía sau.
 * Điều trị:
  • Hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu được bệnh này.
  • -uy nhiên ngày nay người ta dùng kháng thể viêm gam ngan để điều trị cho những con sớm phát hiện bệnh.

e. Bệnh sưng phù đầu :

 * Triệu chứng:
  • Vịt sốt cao 42-43 o C.
  • Sưng phù đầu , sưng mặt.
  • Dịch viêm chảy nhiều ở mắt và mũi.
  • Giảm ăn , giảm đẻ.
 * Điều trị:
  • Dùng Oxytetracylin kết hợp với Tylosin để điều trị bệnh cho kết quả tốt nhất.
  • Cùng với đó kết hợp với thuốc trợ sức trợ lực , tăng cường công năng giải độc cho gan , thận.

f. Bệnh phó thương hàn:

 * Triệu chứng:
  • Ngan con 3-15 ngày tuổi thường bị bệnh nhiều ở thể cấp tính , ngan lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính.
  • Ngan ốm bị tiêu chảy , phân loãng có bọt khí , lông đít dính muối urat ,
  • Đi lại ít , chúng tách khỏi đàn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm.
  • Vịt khát nước , mệt mỏi , ủ rũ , mắt nửa nhắm nửa mở hoặc nhắm hẳn do viêm màng kết mạc có mủ.
  • Cánh sã xuống , lông mất độ bóng mượt , ngan bỏ ăn.
  • Bệnh có chứng thần kinh ở dạng lên cơn , lúc đó ngan lăn quay ra run rẩy hai chân , đầu ngoẹo. Đặc biệt là vịt bệnh trước khi chết nằm ngửa , chân co giật trên không , cho nên người chăn nuôi gọi là bệnh "co giật" của ngan .
  • Bệnh kéo dài 3-4 ngày , chết đến trên 70%.
 * Điều trị:
  • Dùng Florfenicol kết hợp với Doxycyclin để điều trị bệnh.
  • Bên cạnh đó cũng cần phải bổ sung thêm thuốc trợ sức trợ lực cho đàn ngan.

7. Bệnh nhiễm khuẩn E.Coli:

 * Triệu chứng:
  • Thời gian nung bệnh từ 1- 10 ngày.
  • Ở ngan 3 ngày tuổi đã có thể nhiễm bệnh ,
  • Ngan bị rút cổ , lông xù , mắt lim dim như buồn ngủ , sổ mũi và khó thở.
  • Có triệu chứng thần kinh như: co giật , quay đầu , ngoẹo cổ… ngan đẻ chết lai rai , giảm đẻ , vỏ trứng dính máu.
  • Tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh rồi chết.
 * Điều trị:
  • Tách riêng những con bị bệnh.
  • Dùng Amoxycillin kết hợp với Colistin sulfate , hoặc Gentamicin kết hợp với Colistin để cho kết quả tốt nhất.
  • Cùng với đó kết hợp bổ sung thêm thuốc trợ sức trợ lực cho đàn vịt.

8. Bệnh nhiễm độc tố Aflatoxicosis :

 * Triệu chứng:
  • Bệnh không bị lấy lan.
  • Vịt chậm lớn , kém ăn.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh rồi chết.
  • Mức độ bệnh còn tùy thuộc vào hàm lượng nấm mốc có trong thức ăn.
 * Điều trị:
  • Không có thuốc điều trị nấm trong bệnh này.
  • Biện pháp tốt nhất là bảo quản tốt các loại thức ăn cho ngan , tránh cho ngan ăn các loại thức ăn đã bị nấm mốc.
Bài viết Ngan nội (Vịt xiêm) được 4.5 / 5 với 60920 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà