Đặc điểm giống gà hồ

Đặc điểm giống gà hồ

- Gà Hồ có nguồn gốc từ làng Hồ tỉnh Bắc Ninh.
- Giống gà này còn được gọi là gà Tồ.
- Gà có tầm vóc tương đối lớn.

+ Hình dáng tương đối giống gà Đồng Tảo về màu lông nhưng cơ thể nhìn thanh hơn.
  + Đặc biệt là chân to vừa phải.
- Khi trưởng thành: gà trống nặng 3.0-4.0 kg, gà mái nặng 2.0-3.0 kg.
Xem thêm sản phẩm khác : 

Hướng dẫn nuôi gà Hồ (hay gà Đông Hồ):

a. Cách chọn gà giống 1 ngày tuổi:

 +  con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, đàn gà bố mẹ phải sạch bệnh.
 + Có màu lông trắng đục, nặng từ 38-40gam/con.
 + Mỏ khép kín, chân bóng, bụng thon, rốn kín, dáng đi nhanh nhẹn.
- Trong giai đoạn úm gà thì thường nuôi ở mật độ 25-30 con/m2.
- Do đặc điểm sinh học của cơ thể nên lông của gà mọc rất chậm vì vậy khi tiến hành nuôi gà vào vụ đông xuân thì tỷ lệ nuôi sống sẽ thấp.
- Gà mẹ có hình dáng to và chậm chạp nên tỷ lệ ấp nở không cao.

b. Chuồng nuôi gà Hồ (hay gà Đông Hồ) 

- Trước khi úm gà:
   + Cần bố trí chuồng nuôi, quay úm, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống, tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
   + Chất độn chuồng: vỏ trấu, dăm bào sạch, dày 5-10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.
   + Đảm bảo thông thoáng không khí trong chuồng nuôi.

- Chuồng trại:

   + Chọn khu đất cao ráo, có độ dốc vừa phải, thoáng mát, xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
   + Nếu nuôi gà trong chuồng hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
   + Nếu nuôi gà trong thả vườn, chuồng gà là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.
   + Sàn chuồng gà được làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
   + Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới sắt, lưới nilon, tre hoặc gỗ... tùy điều kiện chăn nuôi của từng hộ gia đình và trang trại.
   + Thời tiết khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.
                               Giai đoạn (ngày tuổi)
Chỉ tiêu
Từ 1-7
Từ 8-28
Từ >28
Mật độ (con/m2)
30-40
25-30
<20
Cường độ chiếu sáng (W/m2)
5
5
3
Nhiệt độ (oC)
28 - 32
25-28
22-25
Độ ẩm (%)
65
65
65
Khối lượng thức ăn tiêu tốn (gam/con)
6-10
15-20
Tùy theo khả năng ăn của gà.
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)
17-22
8-14
Dùng ánh sáng tự nhiên.
* Chú ý khác:
- Bật đèn sưởi ấm quây úm trước khi bắt gà thả vào chuồng.
- Bổ sung điện giải cho gà ngay khi bắt gà về chuồng, thêm VTM C nếu trời nóng.
- Chủng vacxin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi.
- Sau 24h thì mới cho ăn:
  + Sáng bổ sung thêm B-complex, men visinh,
  + Chiều cho uống kháng sinh (có thành phần ampicillin hoặc amoxicillin...).
  => Bổ sung theo lịch như vậy 3 ngày liên tiếp (men visinh cách ngày cho uống 1 lần).
- Phòng các bệnh Newcastle, Gumboro, đậu gà theo lịch tiêm phòng vacxin.
- Phòng cầu trùng ngày thứ 11 - 14 và 21 – 24 cho gà Hồ (hay gà Đông Hồ) (h3).
- Phòng hen vào ngày thứ 2 - thứ 4 và ngày thứ 24 - thứ 28 cho gà Hồ (hay gà Đông Hồ).

 Các bệnh thường gặp:

1. Bệnh Newcastle:

 * Triệu chứng:
 Bệnh diễn biến theo 3 thể:
  - Thể quá cấp tính:
      + Bệnh diễn biến nhanh , chết trong 25-48 giờ.
      + Biểu hiện chung ( không rõ rệt ) như: bỏ ăn , ủ rũ , xù lông , gục đầu , sốt , khó thở…
 - Thể cấp tính:
  + Gà bị bệnh ủ rũ , ăn ít sau bỏ ăn , thích uống nước , lông xù , xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ.
      + Da toàn thân tím tái , xuất huyết hay thủy thũng mồng và yếm gà , có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ.
      + Có biểu hiện thở   khó , thở khò khè.
      + Diều phình to , đi ỉa phân lẫn máu màu phân trắng xám mùi tanh.
  - Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch.
       + Đầu gà ngoẻo sang một bên , liệt chân , đầu mỏ gục xuống , mất thăng bằng , có khi quay vòng tròn.
       + Gà bị rối loạn hô hấp , thần kinh , kiệt sức rồi chết.
*    Điều trị :  
- KHÔNG có thuốc điều trị bệnh này , khuyến cáo người nuôi nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin của cán bộ thú y.
- Khi xuất hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay những con bị bệnh.
- Bố sung điện giải , vitamin C cho gà.
- Sát trùng chuồng trại.

2. Bệnh Gumboro:

 * Triệu chứng:
- Thời gian gà ủ bệnh rất ngắn 2-3 ngày.
    + Biểu hiện dễ nhận biết nhất là gà mổ vào hậu môn của nhau.
    + Lông xù , mắt gà lờ đờ , dáng đi run rẩy.
    + Giảm ăn , giảm cân , phân tiêu chảy màu trắng loãng , sau chuyển sang màu nâu , dính đầy xung quanh hậu môn.
* Điều trị:
- Đây là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở gà , nên khi gà bị bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh cho gà.
- Tuân thủ lịch tiêm phòng Gumboro của cán bộ thú y.
- Chỉ điều trị theo triệu chứng cho gà , nếu có bệnh kế phát   thì chỉ được dùng 1 lượng kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị.
   + Dùng Paracetamol ( Acetaminnophen ) hoặc Analgin để hạ sốt.
   + Bổ dung nước , điện giải , VTM C cho đàn gà.
   + Dùng thuốc giải độc gan thận và tăng cường miễn dịch ( Novigol , Biomun , Escent L , Toxinil plus liquid ).
   + Sau 2 ngày điều trị thì dùng kháng sinh phổ rộng đề phòng kế phát ( Oxytetracycilne , Doxycycline , Enrofloxacine ).
   + Ngoài ra phải bổ sung men tiêu hóa sống chịu kháng sinh.

3. Bệnh đậu gà: đây là bệnh truyền nhiễm do vius gây nên.

     * Triệu chứng:
 - Thể quá cấp:
    + Xảy ra ở những vùng chưa có dịch "đậu" bao giờ.
    + Gà tự nhiên thở khó , mỏ há , thở khò khè từng cơn , mào tím ngắt , vài giờ thì chết.
    + Niêm mạc miệng có nhiều chấm đỏ.
- Thể cấp tính:
    + Mụn đậu , màng giả yết hầu , viêm màng mũi có thể xuất hiện từng triệu chứng một hoặc cả 3.
- Thể mạn tính:
    + Gà sổ mũi dai dẳng hoặc có ít màng giả.
    + Cơ thể gầy suy yếu dần rồi chết.
* Điều trị:
    + Cậy vẩy mụn đậu , rửa sạch bằng nước muối loãng.
    + Hàng ngày bôi dung dịch 1%Xanhmetylen hoặc Lugol 1% lên mụn đậu , sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
    + Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10% , CuSO4 5%.
    + Bổ xung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin-A.
    + Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
    + Đốt chất thải của gà , độn chuồng , độn ổ đẻ.
    + Phun sát trùng thường xuyên trong thơi gian gà bị bệnh.
    + Chủng đậu cho các đàn chưa mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh.

  4.Cúm gia cầm:

* Triệu chứng:
    + Gà bị bệnh cúm thường sốt cao , chảy nước mắt.
    + Đứng tụm một chỗ , lông xù , phù đầu và mắt.
    + Da tím tái , chân xuất huyết , chảy nước dãi , mào và yếm tím tái.
    + Biểu hiện ăn ít , giảm sản lượng trứng , một số con còn có thể bị co giật.
* Điều trị:
  Khi dich xảy ra thì tuyệt đối không được phép vận chuyển gia cầm từ nơi có dịch đi đến nơi khác và ngược lại.
- Tiêu diệt toàn bộ gia cầm , thủy cầm bằng cách giết chết sau đó chôn hoặc đốt; dọn sạch phân , chất độn chuồng.
- Không giết gia cầm cũng như sử dụng sản phẩm gia cầm mắc bệnh.
- Khi tham gia chống dịch nên trang bị đầy đủ các dụng cụ như mũ , áo , quần , ủng , kính che mắt , găng tay , khẩu trang…
- Không tự ý nuôi gia cầm , thủy cầm trở lại khi chưa có sự cho phép của các cơ quan chức năng.
- Sát trùng nơi chôn gia cầm , dụng cụ chăn nuôi , chuồng trại , phương tiện vận chuyển , quần áo lao động bằng các dung dich sát trùng Povidone iod.
- Ở vùng , trại chưa có dịch:
    + Tiêm vaccin phòng bệnh cúm gia cầm.
    + Không tiếp xúc hoặc mua giống cũng như các sản phẩm của gia cầm , thủy cầm từ các vùng có dịch.
    + Hạn chế sự thăm viếng của khách vào trại.
    + Hạn chế chim hoang xâm nhập vào trại bằng cách dùng lưới vây xung quanh chuồng trại.
    + Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại ( 3 ngày/1 lần ) , dụng cụ chăn nuôi , phương tiện vận chuyển

5. Bệnh tụ huyết trùng gà:

* Triệu chứng:
 - Thể quá cấp
    + Gà chết đột ngột , có trường hợp đang ăn lăn đùng ra chết.
    + Da tím bầm , mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu.
    + Tích sưng căng phồng.
- Thể cấp tính:
    + Gà sốt cao 42-43°C , ủ rũ , bỏ ăn , xù lông , đi lại chậm chạp.
    + Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm , đi ỉa phân lỏng như màu sôcola.
    + Biểu hiện khó thở , mào yếm tím bầm do tụ máu , cuối cùng con vật chết do ngạt thở.
- Thể mãn tính:
    + Yếm sưng thuỷ thũng và đau , viêm hoại tử rồi hình thành cục cứng.
    + Con vật thường gầy còm , da bọc xương do mầm bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể.
    + Có hiện tượng viêm khớp mạn tính ( khớp đùi , đầu gối , cổ chân ) và viêm phúc mạc mạn tính.
    + Hoại tử mãn tính ở màng não có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh.
  * Điều trị:
- Có thể dùng Enrofloxaxin , Neomycin , Streptomycin , Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống.
- Bổ sung chất điện giải , B – complex , Vitamin C để tăng sức đề kháng.

  6. Bệnh Marek :

  * Triệu chứng:
- Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi , có thể sớm hơn; không có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột.
    + Tỉ lệ chết cao có khi tới 20-30% , thường thể hiện triệu chứng ủ rũ , gầy yếu trước khi chết.
    + Bỏ ăn , tiêu chảy phân lỏng , đi lại khó khăn , bại liệt , xả cánh , u ể oải , nhạt màu mồng và tích gà.
- Thể mãn tính: xảy ra ở gà 4-8 tháng tuổi.
    + Đi lại khó khăn , liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn.
    + Đuôi có thể rũ xuống hoặc liệt , cánh xả xuống một hoặc hai bên.
    + Một số có hiện tượng viêm mắt , viêm mống mắt , dẫn đến rối loạn thị giác có thể mù mắt.
    + Gà trống suy giảm khả năng đạp mái , gà mái giảm đẻ.
* Điều trị:
 - Đây là bệnh do virus gây ra , do đó không có thuốc đặc trị , vì thế cần phát hiện sớm gà bệnh.
    + Chôn hoặc đốt gà chết do bệnh , tách riêng gà bệnh và gà khỏe , để trống chuồng ít nhất là 3 tháng trước khi nuôi đợt mới.
    + Tiêm dưới da cổ vaccin Marek cho gà giống , gà nuôi lấy trứng vào lúc 1 ngày tuổi để phòng bệnh.
    + Hàng ngày quét , nhặt lông và đốt hết lông vì virus tồn tại lâu trong lông.
    + Không nuôi lẫn lộn gà lớn và gà con , nuôi riêng gà con và gà mái đẻ.
    + Sát trùng trứng , cơ sở ấp trứng và nơi nuôi gà con nhằm ngăn ngừa sự lan truyền virus.
    + Định kỳ cũng như sau mỗi lần xuất chuồng cần vệ sinh sát trùng chuồng trại , dụng cụ chăn nuôi.
    + Bổ sung các chất trợ sức trợ lực cho đàn gà như: Glucozo , Vitamin C.

7. Bệnh hô hấp mãn tính ( CRD - Chronic respiratory Disease )

*Triệu chứng:
- Ở gà con:
    + Khi mới nhiễm bệnh gà thường biểu hiện dịch chảy ra ở mũi , mắt , lúc đầu dịch trong và sau đó đặc và nhày trắng.
    + Ho , thở khó và khò khè về sáng và ban đêm , ăn ít , chậm lớn. Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao , rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới 30%.
- Ở gà lớn: Tăng trọng chậm , kém ăn , thở khò khè , hắt hơi , một số con chảy nước mũi.
- Đối với gà đẻ: những ngày đầu giảm ăn , mất cân , giảm đẻ trứng.
    + Sau đó chảy nước mắt , nước mũi , hắc hơi , sưng mặt , viêm kết mạc mắt , thở khò khè , trứng đổi màu , xù xì.
    + Nếu ghép với E.coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm.
*Điều trị:
- Tách riêng gà bị bệnh , tiến hành khử trùng chuồng trại sạch sẽ.
- Tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn bằng VTM C , các thuốc bổ trợ.
- Điều trị kết hợp giữa kháng sinh Tylosin điều trị bệnh đường hô hấp và Gentamycin điều trị bệnh kế phát.
- Đảm bảo chuồng luôn thoáng mát , đảm bảo vệ sinh.
Bài viết Đặc điểm giống gà hồ được 4 / 5 với 60838 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà