Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà tây

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà tây
  • Gà tây 10 ngày tuổi
  • Gà tâu trưởng thành
  • Gà tâu bố mẹ

Kinh nghiệm nuôi gà Tây theo phương pháp bán công nghiệp kết hợp với thả vườn có thể vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên đây lại là hướng chăn nuôi phát triển kinh tế rất có tiềm năng, đem về cho các hộ chăn nuôi nguồn thu nhập lớn.

1. Giới thiệu gà tây

Gà tây hay còn gọi là gà lôi là giống gà nhập ngoại có xuất xứ từ châu Mỹ. Tại Việt Nam gà tây chủ yếu được nuôi ở các hộ gia đình hay trang trại với quy mô vừa và nhỏ. Nuôi gà tây đơn giản, cho giá trị thương phẩm cao mà nhu cầu thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng nên tiềm năng phát triển của giống gà này là rất lớn.
 

1.1 Đặc điểm hình thái

Gà Tây có bộ lông màu xám đen hoặc xám trắng, một số ít có lông màu trắng. Gà trống có bộ lông sặc sỡ, óng mượt, lông đuôi xòe rộng. Mào và tích tròn dài lòng thòng màu đỏ.
Gà mái có thân hình thon dài, mào nhạt hơn, không có tích.

1.2  Giá trị từ nuôi gà tây

Giá trị dinh dưỡng

Thịt gà tây thơm ngon nhiều nạc, tỉ lệ protein cao trên 22%, tỉ lệ mỡ thấp dưới 0,5% nên thịt gà tây có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Giá trị kinh tế

Nuôi gà tây rất dễ, ít bệnh tật, chủ yếu là thức ăn thô xanh như cỏ, rau… Nên nuôi con gà tây chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả kinh tế cao.
 
Gà tây mau lớn sau 6 tháng gà đã có thể xuất bán thương phẩm. Đặc biệt thị trường tiêu thụ của gà tây ổn định, được ưa chuộng cả trong và ngoài nước.  Hiện nay giá gà tây dao động từ 100- 120.000vnđ/ kg.
 

2. Điều kiện nuôi gà tây

Gà tây là giống gà có khả năng thích nghi cao với điều kiện thời tiết khí hậu  ở Việt nam. Sức đề kháng của gà tây hơn hẳn các giống gà khác nên nhiều bà con đã lựa chọn nuôi gà tây để phát triển kinh tế. Điều kiện thích hợp nhất để nuôi giống gà này là từ tháng 2 đến tháng 5 lúc này thời tiết mát mẻ thuận lợi cho gà phát triển. Gà tây thích hợp nuôi trong điều kiện chăn thả tự nhiên, ánh sáng đầy đủ.

3. Kỹ thuật nuôi gà tây – Chọn con giống

Trong kỹ thuật chăn nuôi gà tây khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Con giống khỏe mạnh chất lượng tốt sẽ mau lớn ít bệnh tật, cho năng suất cao.

3.1 Chọn gà tây bố mẹ

Khi chọn gà tây trống bà con nên chọn những con gà tây có bộ lông sặc sỡ, mào và tích dài thòng lọng. Gà khỏe mạnh, không dị tật, dáng đi đĩnh đạc gà nhanh nhẹn, ngực nở, mào đỏ tươi, mắt sáng. Chọn gà tây mái thì chọn những con có háng rộng và đít xệ, gà hiền lành, phàm ăn, đi lại nhanh nhẹn.

3.2 Chọn gà tây con

Tốt nhất là nên chọn gà con vào ngày thứ 28 kể từ ngày trứng được ấp. Chọn những con gà khỏe mạnh, ăn uống tốt, nhanh nhẹn và không dị tật. Nếu mua giống ở ngoài thì nên chọn các trang trại cung cấp giống uy tín, có nguồn gốc con giống rõ ràng.

3.3 Chọn trứng ấp

Chọn những quả trứng có vỏ dày, màu tươi sáng. Trứng nhìn nhỏ đều, cầm thấy nặng tay, và đầu nhọn của quả trứng không quá nhọn.

4. Kỹ thuật nuôi gà tây – Thiết kế chuồng nuôi gà tây

Để nuôi gà tây hiệu quả cao hệ thống chuồng trại phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn, hợp vệ sinh.
Chuồng nuôi phải bố trí ở những nơi cao ráo, thoáng mát, xung quanh nên trồng thêm cây bóng mát. Chuồng làm theo kiểu thông thoáng tự nhiên là tốt nhất.  Nền chuồng được đầm kỹ, láng xi măng và hơi dốc để thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng. Tường xung quanh được xây bằng gạch bao quanh cao 40cm, phần còn lại bà con sử dụng lưới B40 để giăng như vậy sẽ đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng nuôi, bên ngoài che phủ bằng bạt để chắn gió lùa và mưa hắt. Mái chuồng lợp bằng các vật liệu như ngói hay fibro xi măng. Gà tây có kích thước cơ thể lớn nên cần làm chuồng to, diện tích nuôi vào khoảng 20m2/con. Chuồng nên thiết kế quay về hướng Đông hoặc Nam.
 
Diện tích vườn để thả gà nên bố trí rộng rãi ít nhất bằng 2 lần diện tích chuồng nuôi. Xung quanh vườn thả bà con phải rào chắn đảm bảo gà khi thả không bay hoặc chui ra ngoài. Trồng cây bóng mát xung quanh vườn để tạo bóng râm cho gà. Trong vườn đặt các dụng cụ chứa nước để gà tây có thể uống nước. Vườn thả phải bằng phẳng không được đọng nước sau mưa.

5. Kỹ thuật nuôi gà tây – Chăm sóc gà

5.1 Giai đoạn úm gà

Giai đoạn úm gà, chăm sóc gà con là giai đoạn hết sức quan trọng trong kỹ thuật nuôi gà tây. Gà tây nhỏ nên sức chống chịu và đề kháng còn kém nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì tỉ lệ sống sẽ cao.
 
Ở tháng đầu tiên gà tây con có thể nuôi trong lồng hoặc trên nền được quây lại.
 
Mật độ úm gà sẽ thay đổi theo kích thước của gà con. Ở tuần thứ nhất và thứ hai mật độ là 50con/m2 đến tuần 3,4 mật độ thích hợp sẽ là 25 con/m2.
 
Bà con có thể dùng bóng điện để sưởi ấm cho gà. Ở tuần thứ nhất giữ nhiệt độ duy trì ở mức 33- 35 độ C sang đến tuần thứ 2 và 3 mỗi tuần giảm 3 độ đến tuần thứ 4 thì không cần úm nữa.
 
Giai đoạn này cho gà con ăn uống đầy đủ và gà con cần được tiêm phòng vacxin đầy đủ để phòng bệnh.
Lưu ý: Khi úm bà con cũng cần quan sát đàn gà nếu thấy gà con chụm gà thì cần tăng nhiệt độ sưởi lên còn nếu gà tản ra xung quanh lồng hoặc vật quây thì tăng nhiệt độ để giữ ấm cho gà.

5.2 Chăm sóc gà sau úm

Được tính từ tháng thứ 2 trở đi. Lúc này gà tây được nuôi theo kiểu vừa nuôi chuồng kết hợp với thả vườn để gà tập làm quen với môi trường tự nhiên như vậy gà sẽ  không bị stress.
Từ tháng thứ 3 trở đi gà được nuôi theo kiểu chăn thả tự nhiên.

6. Kỹ thuật nuôi gà tây – Thức ăn cho gà tây

Thức ăn là một phần không thể thiếu trong kỹ thuật nuôi gà tây. Nuôi gà tây khá đơn giản để gà nhanh lớn, cho năng suất và chất lượng sản phẩm tốt gà phải được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.
Thức ăn của gà tây rất dễ kiếm. Gà tây có thể sử dụng được cả thức ăn công nghiệp và thức ăn tự nhiên. Tùy theo từng thời kỳ khác nhau mà khẩu phần ăn cũng thay đổi.
Ở giai đoạn úm bà con cho gà ăn theo công thức 80% thức ăn công nghiệp + 20% thức ăn thô xanh. Thức ăn công nghiệp đảm bảo hàm lượng protein 20-22%. Mỗi ngày chia đều thành 4- 5 bữa ăn nhỏ cho gà ăn. Lượng thức ăn cho gà tây trong 3 tuần đầu như sau:
  • Tuần 1: 20-30 g/con/ngày
  • Tuần 2: 40-50 g/con/ngày
  • Tuần 3: 60-70 g/con/ngày
Cho gà uống đủ nước sạch, có thể bổ sung thêm sinh tố tổng hợp B-complex hoặc Ovimix cho gà.
Sang tháng thứ hai gà tây đã cứng cáp hơn lúc này tăng lượng thức ăn thô xanh cho gà. Thành phần dinh dưỡng gồm 50% thức thức ăn thô xanh kết hợp với 50% thức ăn công nghiệp.
Từ tháng thứ 3 trở đi gà được nuôi chăn thả tự nhiên. Thức ăn chủ yếu của gà tây ở giai đoạn này là cỏ, rau xanh. Tuy nhiên để giúp gà tây mau lớn bà con cần bổ sung thêm thức ăn như cám công nghiệp, bột cám và rau xanh theo tỷ lệ 80 % thức ăn thô xanh với 20% thức ăn công nghiệp. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn đảm bảo năng lượng trao đổi 2.800-2.900 Kcal/kg thức ăn.
Để giúp bà con nông dân giảm bớt được những khó khăn, vất vả trong việc chuẩn bị thức ăn bằng phương pháp thủ công. Hãng 3A đã nghiên cứu và chế tạo ra nhiều loại máy móc dùng trong chăn nuôi gà như máy băm nghiền đa năng, máy ép cám viên. Sử dụng các loại máy móc này giúp bà con có thể tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu chế biến ra được nguồn thức ăn dinh dưỡng để chăn nuôi con gà tây cho hiệu quả cao. 
 
Bài viết Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà tây được 4.5 / 5 với 60674 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà